BTFP (Bank Term Funding Program) là chương trình cho vay khẩn cấp ra đời sau vụ 3 định chế tài chính gồm SVB, Signature Bank và Silvergate Capital sụp đổ. Theo chương trình BTFP, Fed sẽ cung cấp cho các ngân hàng các khoản vay kỳ hạn một năm với lãi suất bằng với lãi suất của giao dịch hoán đổi chỉ số qua đêm (OIS) kỳ hạn một năm cộng thêm 0,1 điểm phần trăm. Các ngân hàng có thể sử dụng các loại chứng khoán chính phủ đủ điều kiện mà họ có như trái phiếu chính phủ và nợ đảm bảo bằng thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay này.
Nhiều khả năng các ngân hàng lớn nhất không cần sử dụng đến BTFP, nhưng chương trình này nếu được sử dụng tối đa có thể bơm thêm tới 2.000 tỷ USD vào hệ thống. Con số 2.000 tỷ USD tương đương với lượng trái phiếu mà các ngân hàng nằm ngoài top 5 lớn nhất ở Mỹ đang nắm giữ.
Đồng thời BTFP có thể là “lá bài chiến lược” của FED để giúp cho các NH không phải bán lỗ DM trái phiếu, ngay cả khi áp lực vốn đang dâng cao dựa trên việc vay tiền từ FED.
Cơ cấu của công cụ này có nghĩa là FED có thể tiếp tục nâng lãi suất mà không làm tăng thêm vấn đề lỗ trái phiếu chưa thực hiện trong danh mục đầu tư của các ngân hàng. Lượng trái phiếu chính phủ mà các ngân hàng Mỹ đang nắm giữ đã tăng lên đến 4.400 tỷ USD, tức 19% khối tài sản ngân hàng, theo báo cáo mới đây của Moody's dựa trên số liệu trích dẫn từ FED (tăng từ 1.000 tỷ USD vào năm 2005)
Tóm lại, vĩ mô trên thế giới đang liên tục xoay chiều, nguy cơ và rủi ro tại hệ thống ngân hàng vẫn còn hiện hữu, quá trình tăng lãi suất của FED tuy đang vấp phải những rào cản nhưng chưa phải là dấu hiệu cho sự kết thúc hoàn toàn.
Liệu rằng FED và câu chuyện tăng lãi suất khi nào có thể kết thúc? Vĩ mô còn những điểm “rủi ro” nào còn tồn tại? Quay trở lại với thị trường Việt Nam, NDT nên lựa chọn Phương án gia tăng tài sản như thế nào ? VNINDEX liệu có 1 “cú rơi tự do” về khu vực đáy cũ?