Liệu có mất thêm “một thập kỷ nữa” để theo đuổi xu hướng tăng này không?
Vào tháng 10/1998, thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh do các vấn đề địa chính trị liên quan đến Châu Á và Nga. Tuy nhiên, việc này nhanh chóng kết thúc và sau đó là giai đoạn thăng hoa trong 17 tháng khiến chỉ số S&P 500 tăng từ 950 lên mức kỷ lục 1525 trong tháng 3/2000. Đây là mức đỉnh của chỉ số S&P trong vòng 7 năm sau, cho đến tháng 7/2007. Điều này được gọi là “một thập kỷ đã mất” trong đầu tư vào thị trường chứng khoán, khi chỉ số S&P500 không tạo ra lợi nhuận trong hơn 10 năm. Đây không phải là khoảng thời gian duy nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán, mà là thời điểm gần đây nhất. Bạn sẽ nghĩ rằng nhà đầu tư sẽ nhớ và tôn trọng giai đoạn này, nhưng có một số bằng chứng rõ rằng đây không phải là lý do. Tôi sẽ đề cập nhiều hơn trong các bài viết tới.
Đây là biểu đồ của giai đoạn 1998-2000 mà tôi chuẩn bị cho cuộc thảo luận này. Diễn biến tích cực kể từ năm 1994 đã đe doạ giai đoạn tháng 10/1998 và sự phục hồi của nó đã thúc đẩy diễn biến này trong lịch sử thị trường. Chỉ số S&P500 đã tăng hơn 50% trong 17 tháng.
Chỉ số Nasdaq Composite có ảnh hưởng lớn đến động thái diễn biến của S&P. Nasdaq đã bùng nổ trong thời đại internet, và một số trong đó đã trở thành lãnh đạo thị trường, nhưng hầu hết sẽ biến mất như Phù thuỷ độc ác của Phương Tây. Trong khoảng thời gian từ tháng 10/1998 đến tháng 3/2000, trong vòng 17 tháng, chỉ số này đã tăng từ 1500 lên 5000! Thật đáng kinh ngạc, một năm sau, nó đã giảm xuống dưới 1700. Phải thừa nhận rằng, trong thời đại Bitcoin, tôi cảm thấy bị lỗi thời khi nói về “Bong bóng Dotcom Ye Ol”.
Vậy ý của tôi là gì? Hãy xem biểu đồ dưới đây:
Đây là những gì tôi thấy: một thị trường phục hồi từ mức gần thấp nhất vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016 (trừ phi bạn đã quên, chỉ số S&P đã giảm 12% trong 6 tuần), và đã gần như lỡ mất một đợt tăng giá khiến chỉ số tăng từ mức 1900 lên mức hiện nay, gần 2800 điểm. Chỉ số đã tăng hơn 45% trong dưới 2 năm. Và một lần nữa, Nasdaq lại là chỉ số dẫn dắt. Việc nhà đầu tư đang cảm thấy phấn khích (FOMO) là động lực chính của thị trường.
Là một chuyên gia phân tích kỹ thuật, tôi quan tâm đến việc hợp lý hoá thực tế, và không tin vào những điều khiến thị trường tăng giá đột biến, cũng như về định giá, về số lượng khách hàng, khoản nợ chính phủ và những thứ “vớ vẩn như vậy”. Tôi quan tâm đến việc đo lường khả năng đạt được lợi nhuận và một số rủi ro tiềm tàng trong một khoảng thời gian, và sau đó đầu tư theo tỷ lệ nhất định. Vì vậy, điều tôi cảm thấy đặc biệt thích thú về hai khoảng thời gian này là nếu bạn làm tròn một chút, giai đoạn khi chỉ số S&P500 tăng gấp đôi so với giai đoạn năm 1998-2000, điều này khiến tôi nhớ về điều đang xảy ra vào lúc này.
Cụ thể, ở mức 1900 điểm vào đầu năm 2016, gấp đôi mức khởi điểm 950 vào khoảng tháng 10/1998. Nếu quá khứ là bước khởi đầu (vì nó thường là thời điểm đầu tư), chúng ta có thể lấy ví dụ rằng mức cao 1525 trong năm 2000 sẽ đưa ra khả năng về diễn biến hiện tại có thể tăng lên mức 3050. Khoảng 10% tăng so với thời điểm tôi viết bài này (15/1/2018). Tôi không cố gắng thôi thúc mọi người đặt mua ở đây, mà chỉ đang đưa ra một số sự so sánh mà tôi cảm thấy ngạc nhiên. Đây là một cái gì đó có thể cân nhắc đối với những ai đang coi thị trường là “kết thúc của một sự bắt đầu” của một thị trường tích cực trong vòng nhiều năm sau và “khởi đầu của một kết thúc” đối với những người như tôi, coi giai đoạn này thị trường có thể tăng mạnh, nhưng cũng nhận ra rằng trong các chu kỳ thị trường,
Phần lớn phố Wall vẫn bám vào ý tưởng rằng thành công lâu dài là “bám vào thị trường” và “hiểu được thị trường”, điều đã thuyết phục hàng triệu nhà đầu tư đổ tiền vào các quỹ chỉ số chứng khoán và một số quỹ theo chiến lược “đầu tư chủ động”. Nhiều năm trước, tôi quyết định không trở thành nhà đầu tư. Tôi đã cống hiến những nghiên cứuu của mình làm thế nào để thành công khi thị trường đi vào chu kỳ tăng hoặc giảm. Đôi khi, điều này có thể làm cho những người như tôi không được yêu mến, do chúng tôi được coi là những người “tiêu cực” về thị trường, không giống với những nhà đầu tư “bình thường. Khi những gì chúng tôi làm là cảnh báo nhà đầu tư về tầm quan trọng của việc giữ kỷ luật khi đầu tư, điều này có thể tốt hoặc xấu. Trên tất cả, đầu tư không phải là một trò chơi, nhưng là một công cụ về lối sống.
Ngành kinh doanh dịch vụ tài chính và truyền thông tài chính đã thực hiện một con đường khác. Họ bán những diến biến trong quá khứ gần đây, và tập trung vào những giai đoạn vô nghĩa như là các sự kiện trong năm và quý. Họ thường đưa ra những khái niệm về thế nào là đầu tư tốt, đầu tư cơ bản là gì và những đột phá trong hoạt động đầu tư, và thường khiến họ cảm thấy tích cực về tiềm năng của thị trường. Họ sau đó bán cho số đông nhà đầu tư khôgn thể giải mã được những điều như vậy. Điều này hiệu quả trong một khoảng thời gian, nhưng sau đó thì không. Và may mắn là như vậy. Chúng tôi đã nhìn thấy việc này hai lần trong thế kỷ này về diễn biến chỉ số S&P, và tôi hi vọng điều này sẽ xảy ra một lần nữa. Nhưng việc giá chỉ số tăng lên phụ thuộc vào lòng tham của số đông, và điều này cũng đáng để theo dõi. Điều này sẽ tiếp tục diễn ra, cho đến khi nó biến mất. Và khi các bài viết như này được đăng lại, như một lời nhắc nhở rằng, những người không biết gì về diễn biến trong quá khứ sẽ phải đi theo những diến biến như vậy và lặp lại chu kỳ.