Trong phiên giao dịch ngày hôm nay, chỉ số S&P 500 nói riêng và thị trường chứng khoán toàn cầu tăng, sau khi Trung Quốc bất ngờ công bố chỉ số sản xuất PMI cao hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn dự đoán số tăng trưởng GDP quý I của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ cực kì tồi tệ, có thể là thấp nhất trong vòng 3 thập kỉ gần đây.
Số ca nhiễm bệnh COVID-19 tại Mỹ hiện đang là 164,000 người, số ca chết là 3000 người, với tâm chấn dịch bệnh là thành phố New York – trụ sở của phố Wall.
Khi thế giới vẫn chưa chế tạo thành công vắc xin cho dịch bệnh COVID-19, triển vọng nền kinh tế sẽ ngày càng ảm đạm. Số liệu từ phân tích kĩ thuật cũng đang phản ánh yếu tố cơ bản: bất kể sự hồi phục ngắn hạn trong những phiên vừa qua, thị trường vẫn tiếp tục nằm trong xu hướng giảm.
Chỉ số S&P 500 theo ngày
Trong phiên hôm qua, S&P500 vẫn chưa thể tăng cao hơn so với mức của thứ 5 tuần trước, chỉ số vẫn nằm trong kênh giá giảm và hiện tại đang chạm biên trên của kênh giá.
Mặt khác, đường MACD và RSI lại báo hiệu cho một phiên phục hồi. Hai dấu hiệu trái ngược nhau cho thấy thị trường có thể biến động mạnh mẽ trong thời gian tới, trước khi có thể hình thành được một xu hướng rõ ràng. Chúng tôi dự đoán rằng giá sẽ giảm, dựa trên chiều hướng của đỉnh và đáy trong kênh giá giảm; và thị trường sẽ tiếp tục đón nhận những đợt bán tháo mạnh mẽ từ các nhà đầu tư.
Chiến lược đầu tư
Nhà đầu tư phòng thủ nên chờ đến khi đường MACD và RSI có dấu hiệu cho thấy xu hướng giá giảm trước khi mở vị thế short.
Nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro trung bình nên đợi đến khi đợt phục hồi bắt đầu từ ngày 23/3 kết thúc, tạo thành một mô hình nến đỏ dài ở dưới kênh giá trên.
Nhà đầu tư năng động có thể giao dịch với vị thế short tùy theo khẩu vị rủi ro và mục tiêu giao dịch
Chiến lược đầu tư ví dụ – vị thế short
- Vào: 2,265
- Cắt lỗ: 2,650
- Rủi ro: 25 điểm
- Mục tiêu: 2,500
- Lợi nhuận: 125 điểm
- Tỉ lệ rủi ro/lợi nhuận: 1:5