Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang bơm hàng nghìn tỷ đô la vào nền kinh tế trong nước và toàn cầu để đối phó với tác động kinh tế do đại dịch COVID-19. Các biện pháp của Fed dường như là đủ vào lúc này để ổn định thị trường tài chính và duy trì tín dụng.
Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi băn khoăn là các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đã có thể hành động sớm hơn, táo bạo hơn. Và chúng tôi đã tìm thấy câu trả lời trong biên bản của hai cuộc họp khẩn cấp tháng ba vừa được phát hành vào tuần trước.
Fed: Đâu rồi sự đồng cảm?
Trong khi thị trường đang giảm mạnh, nhà đầu tư hoảng loạn và tình trạng thất nghiệp tràn lan, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) giảm lãi suất xuống 0.25% (sau khi đã hạ được một nửa điểm cơ bản vào ngày 3/3). Fed vẫn tuyên bố trong cuộc họp hội nghị trực tuyến lần thứ hai vào ngày 15/3 rằng: "Hành động điều chỉnh của ủy ban có thể khiến mọi người có cái tiêu cực về triển vọng kinh tế."
Có thật không? Liệu mọi người có lo lắng về triển vọng kinh tế do Fed đã hạ lãi suất hay không khi phòng cấp cứu của các bệnh viện bị lấp đầy, bác sĩ chơi trò thần thánh, sử dụng máy thở để quyết định ai sẽ sống, và toàn bộ nền kinh tế toàn cầu đã chững lại do dịch bệnh?
Các nhà hoạch định chính sách của Fed rõ ràng chỉ đang thổi phồng tầm quan trọng của họ nếu họ nghĩ rằng những gì họ làm sẽ quyết định xem mọi người có sợ hãi hay không. Chúng tôi không thể tìm thấy bất kỳ sự gấp gáp hay đồng cảm nào với người dân trong những con chữ vô cảm được lưu lại trong biên bản họp này.
Fed có thể đã thể hiện chút tình cảm con người khi chủ tịch Fed - Jerome Powell, vào ngày 9/4 đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với chiến sĩ tuyến đầu phòng chống dịch cũng như các nhân viên làm việc chăm chỉ tại Fed. Tuy nhiên, điều Fed thực sự nên làm là đưa ra phương án một cách nhanh chóng hơn.
Người dân Hoa Kỳ đang rất biết ơn khi Fed cuối cùng đã đẩy mạnh hỗ trợ nền kinh tế và thị trường tài chính. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể thấy, chính sự vô cảm đã khiến Fed mất nhiều thời gian ra quyết định đến thế.
ECB: Không nhận được sự lãnh đạo cần thiết
Trường hợp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có lẽ còn tồi tệ hơn. Powell có thể có nhiều quyền hành đối với 10 thành viên của FOMC hơn so với Chủ tịch ECB Christine Lagarde và 25 thành viên của hội đồng quản trị.
Lagarde đã bất cẩn nhận xét rằng công việc của ngân hàng trung ương không phải là thu hẹp chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ trong cuộc họp khẩn cấp đầu tiên của ECB vào ngày 12/3. Bà đã rút lại lời nói của mình vào ngày 18/3 và khởi động kế hoạch mua lại tài sản, loại bỏ các giới hạn trong việc mua lại từ các tổ chức phát hành riêng lẻ, cung cấp thêm hỗ trợ khi cần thiết.
Tuy nhiên, một số thành viên khác đã do dự về việc loại bỏ giới hạn. Họ cho rằng giới hạn là một trong những biện pháp bảo vệ để đảm bảo rằng hội đồng quản trị có thể thực hiện quyền hành của mình. Đức và Hà Lan chính là những quốc gia cản trở ban hành chính sách tiền tệ của ECB.
ECB đã vượt qua vấn đề giới hạn bằng cách ban hành gói hỗ trợ đặc biệt trị giá 750 tỷ euro với tên gọi Kế hoạch mua tài sản khẩn cấp do đại dịch. Điều này cho phép Lagarde lên tiếng về việc không đặt giới hạn. Người tiền nhiệm của Christine Lagarde, Mario Draghi cho rằng chính phủ phải tích cực xóa nợ một cách hiệu quả. Thử thách mà chúng ta phải đối mặt là làm thế nào để ngăn chặn suy thoái kéo dài một cách nhanh chóng và triệt để, ông Draghi cho biết.
Tuy nhiên, Lagarde đã bác bỏ đề xuất của Draghi, một lần nữa cho thấy ECB đang thiếu sự lãnh đạo cần thiết trong tình thế cấp bách.
Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, chúng tối không mong chồ vào một phản ứng táo bạo và nhanh chóng nào từ phía châu Âu, ít nhất là với khả năng lãnh đạo của hội đồng quản trị ECB và sự bất đồng của các nhà chính trị EU hiện nay.