💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

Bitcoin và Ethereum điều chỉnh: Xu hướng tăng đi kèm với rủi ro lớn

Ngày đăng 15:14 06/04/2021
EUR/USD
-
T
-
MSFT
-
AAPL
-
DX
-
TSLA
-
TWTR
-
BTC/USD
-
CEO
-
SQ
-
BMC
-
BTC/USD
-
ETH/USD
-
ETH/USD
-
LTC/USD
-
ETH
-

Bài viết độc quyền cho Investing.com.

  • Tiền điện tử đang nỗ lực để được chấp thuận một cách chính thống

  • Chính phủ là rào cản trong khi các doanh nghiệp công nghệ đóng vai trò hỗ trợ tiền điện tử

  • Bitcoin điều chỉnh khiến lo ngại về biến động quay trở lại; Cơ hội hay lời cảnh báo?

  • Tương lai nhiều trở ngại của Ethereum 

Tương ứng ở mức 60,000 đô la và 2,030 đô la cuối tuần trước, Bitcoin Ethereum đã điều chỉnh từ đỉnh mới nhất sau đó hồi phục trở lại ngay lập tức. Trong khi đó, sự đi lên của các đồng tiền điện tử khác là vô cùng ấn tượng.

Tháng 3 năm ngoái, Bitcoin đã giao dịch ở mức thấp nhất là 4.210 đô la và Ethereum chạm đáy ở mức 124.50 đô la. Cả 2 đều đã tăng gấp 10 lần kể cả sau những lần điều chỉnh gần đây từ đỉnh kỷ lục.

Các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng trong tương lai lập luận rằng vốn hóa thị trường vẫn đang khá nhỏ ở mức 2 nghìn tỷ đô la. Xét cho cùng, chỉ riêng định giá của Apple (NASDAQ: AAPL) cũng đã đạt hơn 2 nghìn tỷ đô la. Ở một chiều hướng khác, một số nhà phê bình cho rằng các token không có giá trị nội tại và cuối cùng sẽ trở nên vô giá trị. Tất nhiên, thị trường cần người mua và người bán, nhưng bối cảnh tiền tệ kỹ thuật số bao gồm nhiều thái cực.

Mỗi khi Bitcoin lập đỉnh mới, tiếng hô hào của phe tăng giá lại lớn hơn, trong khi phe giảm giá lại lấn áp trong các đợt điều chỉnh.

Tôi có quan điểm trung lập đối với tài sản kỹ thuật số. Tôi tôn trọng các xu hướng vì chúng phản ánh sự khôn ngoan của đám đông. Và đám đông tiếp tục nói rằng chúng ta vẫn chưa nhìn thấy đỉnh của các loại tiền kỹ thuật số.

Tiền điện tử đang nỗ lực để được chấp thuận một cách chính thống

Tiền điện tử đang xây dựng nền tảng quan trọng. Ngày càng có nhiều công ty chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền này.

Tính đến cuối tháng 3 năm 2021, danh sách các công ty chấp nhận tiền điện tử bao gồm Microsoft (NASDAQ: MSFT), AT&T (NYSE: T) và nhiều công ty khác.

Gần đây, Tesla (NASDAQ: TSLA) đã thông báo rằng họ sẽ chấp nhận Bitcoin làm phương tiện thanh toán cho các mẫu xe điện của công ty. Các đội thể thao ở Mỹ cũng đang chấp nhận Bitcoin. Miami Dolphins dự định cho phép khán giả tại sân nhà có thể thanh toán bằng Litecoin và Bitcoin. Dallas Mavericks và Oakland A's cũng chấp nhận tiền điện tử.

Khi danh sách tiếp tục kéo dài, tiền điện tử sẽ nhận được những sự hỗ trợ cần thiết để thách thức tiền truyền thống.

Chính phủ là rào cản trong khi các doanh nghiệp công nghệ đóng vai trò hỗ trợ tiền điện tử

Mỹ, Châu Âu và các chính phủ khác đã bày tỏ lo ngại về việc sử dụng tiền điện tử một cách “bất chính”. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen và Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã nói rằng sự biến động và mục đích “kinh doanh hài hước” của đồng tiền là lý do chính của sự phản đối. 

Các chính phủ kiểm soát nguồn cung tiền thông qua thị trường tiền tệ truyền thống. Vì tiền tệ kỹ thuật số là một phương tiện trao đổi toàn cầu hoạt động xuyên biên giới mà không có sự can thiệp từ các chính phủ hoặc ngân hàng trung ương, chúng đại diện cho mối đe dọa đối với việc kiểm soát nguồn cung tiền ở các quốc gia và trên toàn thế giới.

Hơn nữa, triết lý đằng sau loại tài sản tiền điện tử là loại bỏ quyền kiểm soát của chính phủ đối với tiền tệ. Do đó, các chính phủ sẽ tiếp tục phản đối Bitcoin và hơn 9,100 đồng tiền khác trong khi các loại tiền kỹ thuật số sẽ chống lại mọi quy định và nỗ lực kiểm soát thị trường của chính phủ.

Chính phủ đang là rào cản đối với tiền điện tử, đồng thời tạo nên một cuộc chiến khi ngày càng nhiều người chấp nhận đồng tiền. 

Trong khi đó, những người sáng lập và CEO (HN:CEO) của các doanh nghiệp có công nghệ đột phá đang đứng về phía còn lại. Elon Musk của Tesla, một DaVinci hay ít nhất là Thomas Edison thời hiện đại, đã đầu tư 1.5 tỷ đô la tiền mặt của Tesla vào Bitcoin. Jack Dorsey, người sáng lập và CEO của Twitter (NYSE: TWTR) và Square (NYSE: SQ), đã mua 220 triệu đô la Bitcoin.

Một số công ty công nghệ hàng đầu không đơn thuần chỉ chấp nhận các đồng tiền điện tử; họ  còn là những nhà đầu tư, nắm giữ các vị thế rủi ro đáng kể của các đồng tiền đầy biến động.Bitcoin điều chỉnh khiến lo ngại về biến động quay trở lại; Cơ hội hay lời cảnh báo?

Bitcoin tiếp tục xu hướng tăng mở đầu quý 2 năm 2021. Đồng tiền điện tử dẫn đầu tiếp tục tạo ra các đáy và đỉnh cao hơn.Bitcoin Futures Daily
Vào ngày 15/3, hợp đồng tương lai Bitcoin tháng 4 trên CME đã tạo đỉnh mọi thời đại mới ở mức 62,080 đô la. Mười ngày sau, vào ngày 25/3, hợp đồng điều chỉnh xuống 50,595 đô la, giảm 18.5% so với đỉnh. Trong khi đó, Bitcoin phục hồi lên khoảng 60,000 đô la vào ngày 1/4. Sự biến động của đồng tiền là vô cùng đáng sợ. 

Biến động quá mức có xu hướng xảy ra trên các thị trường có thanh khoản thấp. Hiện tượng trắng bên bán thường xảy ra trong thời kỳ tăng giá và lực mua cạn kiệt khi giá bắt đầu giảm.

Các ngân hàng trung ương và chính phủ quản lý thị trường ngoại hối toàn cầu bằng cách phối hợp can thiệp để đảm bảo sự ổn định và hạn chế biến động của đồng tiền này so với đồng tiền khác. Chính phủ sẽ tiếp tục tranh luận rằng các loại tiền kỹ thuật số có biến động giá quá lớn để trở thành một phương tiện trao đổi hiệu quả.

Trong khi đó, những người yêu thích tiền điện tử sẽ chỉ ra rằng tiền điện tử phản ánh giá trị thực tế, trong khi giá trị của dollar, euro và các công cụ ngoại hối toàn cầu khác bị thao túng vì lợi ích của chính phủ phát hành đồng tiền pháp định.

Thời gian sẽ trả lời cho câu hỏi liệu mức độ biến động cao là cơ hội để các nhà đầu tư mua vào khi giảm giá hay là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề sắp xảy ra đối với tiền điện tử.

Tương lai nhiều trở ngại của Ethereum 

Hợp đồng tương lai Ethereum bắt đầu giao dịch trên CME vào ngày 8/2. Khi hợp đồng tương lai Bitcoin lần đầu xuất hiện vào cuối năm 2017, giá đã được đẩy lên hơn 20,000 đô la cho mỗi token. Ethereum đã trải qua một đợt tăng tương tự, với đỉnh kỷ lục là 2,057.75 USD vào ngày 19 tháng 2 trước khi giảm 29,3% xuống 1,454.75 USD vào ngày 26 tháng 2.Ethereum Futures Daily
Biểu đồ cho thấy hợp đồng tương lai Ethereum đã phục hồi nhẹ trên mức 2000 đô la vào ngày 1 tháng 4. Trong khi sự phục hồi lại hạn chế hơn nhiều đối với Bitcoin, xu hướng tăng với đáy cao hơn đang xuất hiện đối với Ethereum kể từ cuối tháng Hai.

Bất kỳ ai giao dịch hoặc đầu tư vào Bitcoin, Ethereum hoặc bất kỳ đồng tiền nào trong số 9,100 đồng tiền điện tử cần phải nhận ra rằng sự biến động có thể tăng lên khi các chính phủ và ngân hàng trung ương tìm cách để trở nên linh hoạt hơn nhằm mục đích kiểm soát nguồn cung tiền trên toàn thế giới. Con đường phía trước sẽ gặp rất nhiều trở ngại.

Tuy nhiên, khi mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp chấp nhận phương thức thanh toán bằng tiền điện tử, số lượng các nhà đầu tư lớn lại càng gia tăng. Mặc dù con số vốn hóa thị trường của tiền điện tử là 2 nghìn tỷ đô la vào quý 1/2021 nghe có vẻ cao ngất trời, nhưng thực chất nó vẫn còn rất thấp. Xét đến việc chính phủ Mỹ vừa chi 1,9 nghìn tỷ đô la cho gói kích thích mới nhất, và sẽ chi thêm hơn 2 nghìn tỷ đô la cho việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng. Đồng thời, vốn hóa thị trường của Apple cũng ở trên mức 2 nghìn tỷ đô la.

Các loại tiền điện tử vẫn còn khả năng tăng cao hơn nữa. Con đường đi lên sẽ rất nguy hiểm khi thị trường đang hướng đến sự duy trì ổn định. Mặc dù xu hướng tăng trở nên lớn hơn, rủi ro suy thoái tương tự cũng sẽ tăng theo mức giá.

Các loại tiền kỹ thuật số cho thấy tác động của công nghệ đối với hệ thống ngân hàng và tiền tệ. Đừng mong đợi các chính phủ sớm chấp nhận loại tài sản này. Họ sẽ tiếp tục đấu tranh để giành quyền kiểm soát dòng tiền trên thế giới, điều này sẽ chỉ khiến sự biến động giá trở nên trầm trọng thêm.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.