Tuần trước, Fed hạ dự báo kinh tế và lãi suất trái phiếu 10 năm thấp hơn lãi suất trái phiếu 3 tháng, báo hiệu suy thoái. Đồng thời đà bán tháo trên thị trường chứng khoán ngày thứ 6 tiếp tục trong sáng thứ 2, mặc dù Đức công bố dữ liệu tốt hơn dự kiến, khiến thị trường hạ nhiệt chốc lát.
Trong vài năm trước, Yên Nhật là tài sản trú ẩn khá an toàn. Đồng Yên đã tăng mạnh so với USD do cặp USD/JPY đạt ngưỡng 112 vào ngày 5/3. Trong 2 tuần sau đó, cặp này đã hình thành mô hình đỉnh đầu vai tiếp diễn, mà khi hoàn thành sẽ hỗ trợ xu hướng giảm.
Hôm nay, USD đã hồi phục. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đây là phiên hồi phục trong xu hướng giảm. Mô hình trong đó USD giảm mạnh là một lá cờ giảm hướng lên trong xu hướng giảm do người bán khống đã mua lại để khôi phục vị thế.
Phiên bứt phá xu hướng giảm có thể tạo ra một đà bán tháo mới, do bên bán hạ giá để tìm người mua sẵn sàng. Lưu ý rằng mô hình cờ tăng là đồng nhất với một phiên điều chỉnh tăng từ đường biên dưới của kênh giảm. Đồng thời, mô hình cờ cũng đi theo diễn biến đó với đáy trước tạo ra kháng cự cho đáy sau.
Chiến lược giao dịch
Nhà đầu tư bảo thủ có thể chờ phiên bứt phá xu hướng giảm quyết liệt, đi cùng phiên kiểm nghiệm lại độ chính xác của mô hình với ít nhất 1 cây nến dài màu xanh nhấn chìm 1 cây nến đỏ hoặc 1 cây nến nhỏ bất kỳ màu nào.
Nhà đầu tư trung bình có thể chờ phiên bứt phá nhưng có thể không cần chờ động thái trở lại để có điểm vào tốt hơn và không cần xác nhận tính chính xác của mô hình.
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể bán khống ở đường biên trên của thân lá cờ, khi giá đạt ngưỡng 110,25.
Giao dịch mẫu
- Điểm vào: 110,25
- Cắt lỗ: 110,50
- Rủi ro: 25 điểm
- Mục tiêu: 109,50
- Lợi nhuận: 75 điểm
- Tỷ lệ rủi ro - lợi nhuận: 1:3