Microsoft (NASDAQ:MSFT) sẽ công bố kết quả kinh doanh qúy I 2018 vào hôm nay sao khi thị trường đóng cửa. Dự báo thống nhất cho EPS là $0,96 cho doanh thu 27,9 tỷ USD
Liệu nhà sản xuất phần mềm này có thể nối dài chuỗi tăng và vượt qua dự báo cho 4 quý? Và nếu như vậy, Microsoft sẽ trở thành công tư thứ 2 gia nhập “Câu lạc bộ nghìn tỷ USD”?
Cho đến nay, mới chỉ có Apple (NASDAQ:AAPL) đạt được danh hiệu này, cho dù Amazon (NASDAQ:AMZN) trước đó cũng suýt soát đạt được nhưng lại đóng phiên ở dưới ngưỡng. Vào thứ Ba, cổ phiếu Amazon đóng phiên ở giá $1768,80 khiên giá trị công ty đạt 862,67 tỷ USD; Microsoft đóng phiên ngày hôm qua ở mức giá $108,10 nâng tổng giá trị công ty vào mức 829,94 tỷ USD kém 3,8% so với Amazon.
Trong báo cáo của Microsoft ngày hôm nay, thị trường sẽ tập trung quan tâm vào 2 phân khúc: tăng trưởng trong Quy trình nâng cao hiệu quả kinh doanh và điện toán đám mây. Không như Apple và Amazon, Microsoft bán sản phẩm và dịch vụ cho việc kinh doanh. Nhưng kể cả nếu cổ phiếu công ty không hấp dẫn như các tên tuổi lớn công nghệ khác, nhà đầu tư không nên đánh giá thấp nó.
CEO Satya Nadella tập trung vào dịch vụ đám mây cũng như là thay đổi lại cấu trúc dịch vụ doanh nghiệp thành hệ thống thuê bao. Nếu những thay đổi này thành công thì Microsoft có thể vượt dự báo kinh doanh và công ty sẽ chinh phục được cột mốc nghìn tỷ.
Các chuyên gia sẽ không đánh giá công ty một cách riêng lẻ vì nhà đầu tư thay đổi danh mục dựa trên kết quả kinh doanh. Đó là lý do chúng tôi nhấn mạnh về yếu tố bên ngoài công ty sẽ đạt cột mốc nghìn tỷ. Đây mang nhiều tính chất tâm lý, ảnh hưởng đến cảm quan thị trường nhưng lại trực tiếp tác động lên cung cầu.
Microsoft phục hồi bên trên 100 DMA trong khi hầu hết cổ phiếu bao gồm cả Amazon vẫn nằm bên dưới khiến MSFT có lợi thế cạnh tranh.
Đồng thời, Microsoft cũng chưa có đáy thấp hơn mức thấp ngày 10/10, tạo ra tín hiệu đảo chiều. Hơn nữa, không giống các cổ phiếu khác, nó vẫn đang cao hơn rất nhiều (cụ thể là 13%) đường xu hướng tăng kể từ lần điều chỉnh cuối hồi tháng 2/2016. Tuy nhiên, ngay dưới đó là đường xu hướng tăng kể từ ngày 30/7.
Tuy nhiên, lợi nhuận dương sẽ xoá đi việc đó và có thể kiểm nghiệm lại ngưỡng kỷ lục $116, hiện đang cao hơn 7%. Thực tế, đà tăng tốt nhất thường đến sau phiên bán tháo mạnh, khi nhà đầu tư nhanh chóng mua vào.
Khối lượng giao dịch nhìn chung giảm, từ mức đỉnh cho thấy nguồn cung giảm dần, và lực bán đã dần cạn kiệtt. Thú vị là, đường giảm đó đo tổng số lượng cổ phiếu tăng hoặc giảm, cho thấy tín hiệu tạo đáy, và giá có thể sẽ tăng.
Chiến lược giao dịch - Thiết lập vị thế Mua
Nhà đầu tư bảo thủ có thể chờ một đỉnh mới, vượt ngưỡng $116 để xác nhận xu hướng tăng.
Nhà đầu tư trung bình có thể bắt đầu vị thế mua khi giá đóng cửa trên ngưỡng $112, mức cao ngày 17/10, với ngưỡng cắt lỗ dưới đỉnh.
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể tham gia mua ngay miễn là họ chấp nhận cắt lỗ ở dưới ngưỡng $104, mức thấp ngày 11/10, hoặc chấp nhận rủi ro thua lỗ. Hoặc họ có thể đặt ngưỡng cắt lỗ phù hợp với ngân sách của mình.
Ví dụ giao dịch – Ngưỡng cắt lỗ xa:
- Điểm vào: $108
- Cắt lỗ: 104, hỗ trợ ở ngưỡng thấp tháng 10
- Rủi ro: 4
- Mục tiêu: $124
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:3
Ví dụ giao dịch – Ngưỡng cắt lỗ gần:
- Điểm vào: $108
- Cắt lỗ: $107
- Rủi ro: $1
- Mục tiêu: 111
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:3
- Mục tiêu 2: 116
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:16