Nhận định thị trường
Bên bán mất kiên nhẫn
Trong tuần 17-21/04 mốc 1.050 đã giúp VN-Index có diễn biến cân bằng trong 3 phiên đầu tuần, tuy nhiên sau khi thủng mốc này vào phiên ngày 19/04 diễn biến ngắn hạn của thị trường đã xấu đi nhanh chóng. Nỗ lực kiểm định môc 1.050 tỏ ra yếu ớt trong phiên ngày 20/04 và ngay sau đó VN-Index đã giảm mạnh hơn trong phiên cuối tuần (21/04) khi bên bán tỏ ra mất kiên nhẫn. Chốt tuần chỉ số về mức 1.042,91 để mất 9,98 điểm (-0,95%) so với tuần trước và có tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp.
Kết quả kinh doanh khả quan trong quý 1 đã giúp nhiều cổ phiếu midcap tăng mạnh trong tuần và lọt vào top 10 cổ phiếu ảnh hưởng lớn đến VN-Index. Cụ thể như BMP (HM:BMP) tăng 18,6% trong tuần giúp VN-Index tăng 0,2 điểm, CTD (HM:CTD) tăng 20% trong tuần giúp VN-Index tăng 0,2 điểm. Chiều ảnh hưởng tiêu cực dẫn đầu là VPB (HM:VPB) với mức giảm 5,1% đã kéo VN-Index giảm 1,8 điểm, GAS (HM:GAS) và VCB (HM:VCB) là 2 vị trí tiếp theo với mức ảnh hưởng lần lượt là -1,3 điểm và -1,1 điểm.
Khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng trong tuần với giá trị bán ròng hơn 300 tỷ đồng trên cả 2 sàn. Trong đó MSB bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 404 tỷ đồng, VNM (HM:VNM) đứng thứ 2 với giá trị bán ròng hơn 100 tỷ đồng. Chiều mua ròng, HPG (HM:HPG) là cổ phiếu được khối này mua vào mạnh nhất với giá trị đạt gần 290 tỷ đồng trong tuần.
Việc để mất ngưỡng MA 20 ngày (1.061) và MA 20 tuần (1.054) và không thể hồi phục trở lại 2 ngưỡng này đã làm triển vọng ngắn hạn và trung hạn của VN-Index xấu đi. Chúng tôi điều chỉnh xu hướng ngắn hạn và trung hạn của chỉ số từ mức Đi ngang xuống Giảm điểm. Vùng hỗ trợ gần nhất của VN-Index hiện là mức 1.000 – 1.020. Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức -5 (TIÊU CỰC). Hệ số P/E của VN-Index hiện tại đang ở mức 13,8x.
Cập nhật kỹ thuật các chỉ số
Bản tin thị trường
VN-Index đã không thể hồi phục trở lại 2 mốc quan trọng là MA 20 ngày (1.061) và MA 20 tuần (1.054) đã kéo diễn biến ngắn hạn và trung hạn rơi về trạng thái Giảm
Xem thêm tại đây