Nhận định thị trường
Dòng tiền “nghỉ tết”
Thị trường trải qua tuần giao dịch cuối cùng của năm 2022 với diễn biến được khá nhiều NĐT dự báo trước, đó là việc thanh khoản suy yếu. Thanh khoản suy yếu đã kéo theo diễn biến các phiên cuối năm tỏ ra khá ảm đảm, sau phiên đầu tuần giảm hơn 35 điểm về vùng 980, VN-Index đã có đợt hồi phục trở lại vùng 1.015 – 1.020 tuy nhiên thanh khoản của nhịp hồi phục này đã liên tục suy giảm. Dừng bước lại 1.021, VN-Index đã giảm trở lại trong 2 phiên cuối tuần và chốt tuần tại 1.007,09, so với tuần trước, VN-Index giảm 8,57 điểm, tương đương 0,84%.
Diễn biến phân hóa xảy ra khá mạnh trong tuần khi các nhóm Ngân hàng và Bất động sản cùng có tên trong danh sách ảnh hưởng tiêu cực và tích cực đến chỉ số. Chiều tích cực, nhóm Ngân hàng và Bất động sản có các cổ phiếu tiêu biểu như VCB (HM:VCB), OCB, SSB (ngân hàng) và KBC (HM:KBC), VRE (HM:VRE), BCM (HM:BCM) (Bất động sản), trong khi đó chiều tiêu cực có các cổ phiếu VHM (HM:VHM), VIC (HM:VIC) (Bất động sản) và TCB (HM:TCB), ACB (HM:ACB), VPB (HM:VPB), MBB (HM:MBB) và HDB (HM:HDB) (Ngân hàng). Khối ngoại tiếp tục kéo dài chuỗi mua ròng lên tuần thứ 5 liên tiếp với giá trị mua ròng trong tuần đạt hơn 2.200 tỷ đồng. Dẫn đầu danh sách mua ròng với giá trị 361 tỷ đồng, STB (HM:STB) đứng thứ 2 với giá trị 247 tỷ đồng. Bên phía bán ròng khối này đã bán hơn 111 tỷ đồng giá trị PDR (HM:PDR) và đây cũng là cổ phiếu bị bán mạnh nhiều nhất trong tuần.
Xu hướng ngắn hạn của VN-Index dần tiêu cực khi chỉ số giảm mạnh phiên đầu tuần và các nhịp hồi phục trong tuần không đưa chỉ số về lại vùng trước khi giảm (1.020). Rủi ro ngắn hạn gia tăng và nếu VN-Index để mất ngưỡng 1.000 điểm trong tuần sau, xu hướng ngắn hạn sẽ chuyển sang tiêu cực. Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức -4 (TIÊU CỰC). Hệ số P/E hiện tại của VN-Index đạt 10,5x
Cập nhật kỹ thuật các chỉ số
Bản tin thị trường
VN-Index giảm về mức hỗ trợ mạnh kèm theo đó là thanh khoản có phần suy giảm tiếp tục.
Đồ thị kỹ thuật VN-INDEX (chart ngày)
Xem thêm tại đây