- Tâm lý lạc quan từ Mnuchin đối với thỏa thuận thương mại giúp hợp đồng tương lai Mỹ phục hồi từ ảnh hưởng của Fed
- Chứng khoán Châu Âu và Châu Á giảm với dự báo cắt giảm lãi suất, thận trọng trước thềm cuộc đối thoại Trump – Tập.
- Bitcoin đạt đỉnh 18 tháng hướng đến mốc $13.000
- Giá dầu tăng với áp lực vĩ mô
- Cuộc họp thượng đỉnh nhóm G20 tổ chức tại Osaka, Nhật Bản ngày thứ Sáu.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,1%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,1% xuống mức thấp nhất trong tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,4% xuống mức thấp nhất trong tuần.
- Chỉ số giao ngay USD tăng hơn 0,05%.
- Đồng euro giảm 0,1% xuống $1,136.
- Bảng Anh giảm 0,1% xuống $1,2672, mức thấp nhất trong tuần.
- Yên Nhật giảm 0,2% xuống 107,45USD, mức thấp nhất trong tuần, mức giảm mạnh nhất trong hơn 2 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 2 điểm cơ bản lên 2,00%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức tăng ít hơn 1 điểm cơ bản lên -0,33%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh tăng ít hơn 1 điểm cơ bản lên 0,797%.
- Giá dầu WTI tăng 2,1% lên $59,04/thùng, mức cao nhất trong hơn 4 tuần.
- Vàng giảm 1,1% xuống $1.407,27/ounce, phiên giảm đầu tiên trong hơn 1 tuần, phiên giảm mạnh nhất trong gần 11 tuần. Vàng vẫn là tài sản tăng mạnh trong tháng 6, được hưởng lợi nhờ nhiều vấn đề vĩ mô, hỗ trợ nhu cầu đối với tài sản an toàn của nhà đầu tư.
Sự kiện chính
Hợp đồng tương lai trên S&P 500, Dow và NASDAQ 100 rũ bỏ được đợt bán tháo mạnh ngày hôm qua trong phiên sáng, khi nhà đầu tư nhận thấy triển vọng lãi suất của Fed tỏ ra mạnh mẽ hơn, cùng những căng thẳng gia tăng khu vực Trung Đông trước khi các dòng tin tập trung hoàn toàn vào cuộc đối thoại thương mại Mỹ - Trung vào cuối tuần tại G20. Người góp công lớn giúp cho hợp đồng tương lai Mỹ phục hồi từ mức mở phiên yếu ớt là Bộ trưởng tài chính Steven Mnuchin khi nói rằng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung đã hoàn thiện đến 90%. Các dòng tin tiếp theo từ Bloomberg càng khiến nhà đầu tư thêm hy vọng khi cho rằng Mỹ sẵn sàng trì hoãn vòng áp thuế tiếp theo cho 300 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc trước cuộc họp vào cuối tuần.
STOXX 600 cố gắng di chuyển vào vùng tăng sau khi bắt đầu giảm. Những yếu tố sau trong phiên sớm khiến giá khó thể tăng:
Trong phiên trước đó, hầu hết các sàn tại Châu Á đều giảm điểm. Chuyên gia chiến lược đầu tư của Citi đưa ra một ghi chú mang tích tích cực với khu vực rằng ngân hàng đầu tư Mỹ đã duy trì mức độ quá tải với thị trường Châu Á kể từ khi tranh chấp thương mại mới bắt đầu. Ngân hàng nhìn nhận thấy giá trị trong khu vực và đánh giá nó vẫn chưa được đầu tư đúng mức tại thời điểm khi mà làn sóng bán ra do chiến tranh thương mại chưa đi qua.
Khẳng định cho hậu quả mà chiến tranh thương mại mang lại, một bình chọn từ Reuters cho thấy rằng xuất khẩu Hàn Quốc đã chạm mức giảm sâu nhất trong 3 năm và liên tục giảm trong 7 tháng tính đến tháng 6. Kết quả là chứng khoán Hàn Quốc cũng giảm nặng nề nhất trong ngày. Theo sau đó là Nikkei 225 Nhật Bản cũng chịu áp lực từ xuất khẩu nội địa giảm. Ngoài ra, thị trường Nhật Bản còn chịu thêm áp lực từ lập trường tương đối mạnh mẽ của chính sách tiền tệ hiện tại và với thông tin lờ mờ về việc tăng thuế tiêu thụ. Cuối cùng, JPY mạnh hơn cả với quan điểm ngân hàng trung ương lẫn cả với nhu cầu tài sản trú ẩn gia tăng khiến thị trường này đắt hơn bởi tỷ giá cho nhà đầu tư ngoại.
Tài chính toàn cầu
Hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ ba liên tiếp. Mức giảm này đánh dấu đà giảm dài nhất kể từ ngày 9/5 đối với chỉ số S&P 500, giảm -0,95%, và kể từ ngày 1/5 đối với chỉ số NASDAQ Composite, giảm 1,51%, khi các công ty công nghệ Mỹ khi đang bị ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại.
Đà bán tháo là hệ quả khi nhà đầu tư xem lại về môi trường lãi suất thấp do những từ ngữ của Powell không táo bạo như là những tuyên bố trước của ông.
Điều đó hỗ trợ lãi suất trái phiếu 10 năm, sau khi chúng đóng cửa dưới ngưỡng 2% trong ngày thứ Ba, lần đầu tiên kể từ 8/11/2016, khi bắt đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Nói cách khác, đà giảm hôm qua đã xoá sạch mức tăng trong thời của Trump.
Kỳ vọng đối với việc giảm lãi suất hạ nhiệt cũng hỗ trợ USD. Tuy nhiên, một phiên điều chỉnh trong xu hướng giảm sau khi đồng bạc xanh giảm dưới đường xu hướng tăng và đường 200 DMA. Tuy nhiên, vào cuối phiên sáng Châu Âu, USD đã giảm đà tăng trước đó.
Bitcoin tăng mạnh trở lại và cách ngưỡng $13.000 không xa kể từ lần cuối hồi tháng 1/2018. Những yếu tố mức tăng cho Bitcoin như: kỳ vọng về đồng Libra của Facebook (NASDAQ:FB) gia tăng, thị trường tài chính suy yếu ở Ấn Độ và Trung Quốc, và lần đầu tiên, số tiền thưởng khai thác “giảm một nửa" trong năm 2020. Nhìn chung, các chuyên gia phân tích cho rằng đà tăng hiện tại rất khác so với hồi Bitcoin mới bùng nổ năm 2017/2018.
Giá dầu WTI tăng do nhà đầu tư chịu áp lực từ việc căng thẳng Mỹ-Iran gia tăng cùng việc OPEC+ tiếp tục giảm sản xuất.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá