Nhận Dữ Liệu Cao Cấp cho Cyber Monday: Giảm tới 55% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

8 đồng tiền ảo altcoin hấp dẫn tiềm năng, ngoài Bitcoin và Ethereum

Ngày đăng 16:35 12/02/2018
Cập nhật 17:32 09/07/2023
XRP/USD
-
XMR/USD
-
IOTA/USD
-
NEO/USD
-
XEM/USD
-
XLM/USD
-
QTUM/USD
-
NANO/USD
-

Hãy có cái nhìn rộng hơn vượt xa ngoài Bitcoin và Ethereum !

8 đồng altcoin tiềm năng

Trong năm 2017, sự tăng trưởng của những đồng tiền ảo dường như là không thể ngăn lại được. Vào thời điểm đầu năm, tổng vốn hóa thị trường chỉ dừng lại ở mức 18 tỷ USD nhưng tới khi kết thúc năm, tất cả những đồng tiền điện tử đã trị giá 613 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng 3300%. Đối với một loại tài sản đơn lẻ, đây chắc chắn sẽ là một năm đáng nhớ.
Sự tăng trưởng nhanh chóng này thường được gán cho là nhờ sự hấp dẫn của công nghệ Blockchain. Blockchain là số hóa, số cái phân tán là nền tảng cho các đồng tiền điện tử và thực hiện tất cả các giao dịch mà không cần đến những tổ chức tài chính trung gian, ví dụ như ngân hàng. Bitcoin có thể là đồng tiền đầu tiên giúp cho blockchain tỏa sáng, nhưng Ethereum, đồng tiền có vốn hóa lớn thứ hai trong bảng xếp hạng thực sự đã tạo nên sự tiến hóa blockchain. Thông qua Liên minh doanh nghiệp sử dụng Ethereum (Enterprise Ethereum Alliance), 200 tổ chức trên toàn thế giới đang thử nghiệm những phiên bản blockchain của Ethereum cho những dự án quy mô nhỏ trên nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên hiện Ethereum được định giá khoảng 100 tỷ USD. Nói cách khác, nó không phải là một viên ngọc ẩn. Tại thời điểm này, có lẽ bạn nên quên Ethereum và chuyển sự chú ý sang những đồng altcoin khả năng tiềm ẩn hơn.

Sau đây là 8 cryptocurrency bạn nên quan tâm hơn:

1. Ripple.
Ripple

Là một trong những đồng tiền điện tử lớn nhất, Ripple xứng đáng được cân nhắc bởi những người say mê tiền ảo bởi tốc độ đáng kinh ngạc của mạng lưới này cũng như việc số lượng đối tác ngày càng tăng.

Theo như một phân tích tốc độ giao dịch được thực hiện bởi Howmuch.net, blockchain của Ripple có khả năng xử lý 1500 giao dịch mỗi giây. Điều này thậm chí không bằng 10% của những gì Visa (NYSE: V) có thể xử lý, nhưng nó gấp 200 lần khả năng của Bitcoin và cũng nhanh hơn gần 75 lần so với Ethereum. Cứ cho là tốc độ không phải là tất cả – vấn đề thời gian xử lý block cũng vậy – Ripple xuất hiện như một lựa chọn dành cho các công ty dịch vụ tài chính.

Tháng mười một vừa qua, nhóm làm việc của Ripple đã hợp tác với American Express(NYSE: AXP) và Banco Santander (NYSE: SAN) để thử nghiệm non-card, thanh toán xuyên biên giới qua mạng lưới thanh toán quốc tế American Express’s FXvà xử lý qua blockchain Ripple.
Hơn nữa, vào tháng một, Ripple và MoneyGram International (Nasdaq: MGI) thông báo về thỏa thuận cho phép MoneyGrams sử dụng đồng tiền của Ripple là XRP để đẩy nhanh thời gian chuyển tiền và có thể giảm chi phí chuyển khoản.

2. Qtum.
Qtum

Sự hấp dẫn của Qtum chính là việc kết hợp cơ sở hạ tầng cốt lõi của Bitcoin với máy ảo Ethereum (EVM) (những thuộc tính đặc biệt nhất của hai đồng tiền ảo nổi tiếng nhất) để tạo ra một blockchain tùy biến cao mà nó tin rằng các doanh nghiệp sẽ muốn sử dụng. Tháng trước, Qtum đã tiết lộ việc hợp tác với hai thương hiệu Trung Quốc, và Qtum dự kiến sẽ thông báo năm đối tác lớn khác trong năm nay.

Đối tác đầu tiên là 360 Finance, chi nhánh của công ty tư nhân Qihoo 360, công ty đứng sau 360 Search, công cụ tìm kiếm có thị phần đứng thứ ba ở Trung Quốc. Theo thỏa thuận này, 360 Blockchain Research Center – Trung tâm nghiên cứu Blockchain 360, BTN Foundation và Qtum Foundation sẽ tạo ra một phòng thí nghiệp blockchain để phát triển những giải pháp tiếp theo.

Chỉ một ngày sau, Qtum Foundation thông báo chiến dịch hợp tác với Baofeng Bokocloud, một trong những dịch vụ streaming và video phổ biến nhất Trung Quốc với hơn 200 triệu người dùng. Đây thực sự là cột mốc đáng chú ý vì Baofeng sẽ giúp Qtum chạy hơn 50000 node trên dịch vụ Bokocloud. Các node này sẽ giúp Qtum có khả năng mở rộng mạng lưới, thậm chí vượt qua cả Ethereum.

3. Stellar.
Stellar

Tương tự như Qtum, Stellar tập trung thu hút các doanh nghiệp đa quốc gia vào việc sử dụng “hợp đồng thông minh”. Hợp đồng thông minh là những giao thức có thể hỗ trợ việc xác minh, tạo điều kiện thuận lợi hoặc thực thi hợp đồng. Thực tế là những hợp đồng này minh bạch và có ràng buộc pháp luật và đó là lý do tại sao blockchain Ethereum lại phổ biến đến vậy, và cũng chính vì lý do này các nhóm phát triển giống như Stellar đã tích hợp hợp đồng thông minh vào blockchain của họ.

Cột mốc chiến thắng lớn nhất của Stellar cho đến nay là tuyên bố về mối quan hệ hợp tác với IBM (NYSE: IBM) và nền tảng trao đổi tiền tệ KlickEX. IBM có doanh thu hàng chục tỷ đô la từ bên ngoài Hoa Kỳ, và việc hợp tác với Stellar có thể cho phép các khoản thanh toán từ nước ngoài được giải quyết nhanh hơn.

Stellar đã triển khai công nghệ blockchain của mình vào hàng chục ngân hàng ở Nam Thái Bình Dương, với kỳ vọng rằng các giao dịch trung bình của nó sẽ được xử lý trong vòng 2 đến 5 giây. Đây sẽ là một cải tiến lớn so với những cửa sổ thanh toán truyền thống mất tới vài ngày, đồng thời cải thiện dòng tiền mặt của IBM và mối quan hệ với các khách hàng của nó trong quá trình này.

4. NEO.
NEO

Giống như Qtum và Stellar, NEO cũng sử dụng hợp đồng thông minh trong blockchain của nó. Được sáng lập bởi Da Hongfei tại Trung Quốc, NEO đang nỗ lực tích hợp những đóng góp tích cực của blockchain Ethereum, nhưng chính blockchain của nó đang thể hiện tốt hơn cả mạng lưới Ethereum dưới dạng thuyết quyết định (determinism), khả năng mở rộng và tính tương thích.

Đặc biệt, các nhà phát triển hợp đồng thông minh không cần phải học những ngôn ngữ lập trình máy tính mới phức tạp khi sử dụng NEO, tạo ra những lợi thế so với Ethereum và các đồng nghiệp của mình.

Tuy nhiên, một trong những khía cạnh thú vị của NEO là nó không thực sự là một mạng lưới phân quyền – ít nhất là chưa. Phân quyền, hoặc ý tưởng về việc không một cá thể nào có thể kiểm soát cryptocurrency là yếu tố cốt lõi của hầu hết các blockchain.

Tuy nhiên, đội ngũ phát triển của NEO đang kiểm soát phần lớn những đồng tiền nổi bật này, và đồng tiền này không đào được. Sự tập trung này là điều đáng lo ngại với một số nhà đầu tư nhất định, nhưng nó cũng tạo ra lợi thế khi đưa ra quyết định nhanh chóng từ nhóm phát triển có khá ít người. Đây là lý do vì sao NEO đã có thể gia tăng tốc độ xử lý lên 1000 giao dịch mỗi giây. Mặc dù không thể so sánh với Ripple nhưng nó đã nhanh hơn đáng kể so với Ethereum.

5. Nano.
Nano

Nếu Nano có một yếu tố gây ngạc nhiên, thì đó chính là khả năng xử lý nhanh chóng của blockchain có kiến trúc mạng tinh thể khối (block-lattice). Nano được cho là có thể xử lý tới 7000 giao dịch mỗi giây, việc nâng cấp phần cứng có thể cho phép nó xử lý con số lớn hơn. So sánh với Ethereum có thể xử lý tối đa 20 giao dịch trên giây.

Các tinh thể khối nói trên chính là điều làm cho Nano trở nên đặc biệt. Bạn có thể thấy, thiết kế này cho phép mỗi tài khoản sở hữu một blockchain riêng, có nghĩa là không cần thiết phải có sự đồng thuận của một cộng đồng lớn mỗi khi cập nhật. Với người dùng kiểm soát các tài khoản và blockchain của chính họ, các giao dịch diễn ra với tốc độ rất nhanh.

Tuy nhiên vẫn có một điểm đáng lưu ý. Mọi thanh toán ngang hàng của blockchain Nano đều mất hai giao dịch để hoàn thành. Mặc dù chúng là các giao dịch miễn phí nhưng họ vẫn yêu cầu người gửi phải khấu trừ một khoản tiền và khoản tiền này sẽ được thêm vào tài khoản người nhận trong những giao dịch riêng biệt. Điều này khá rườm rà, nhưng với tốc độ đáng kinh ngạc và khả năng mở rộng của Nano thì chúng ta cũng có thể bỏ qua.

6. IOTA.
IOTA

Nếu bạn đang tìm kiếm một cái gì đó không bình thường trong các đồng tiền kỹ thuật số thì có thể IOTA chính là một đồng tiền ảo đáng để xem xét. Cuối năm ngoái, IOTA giới thiệu thế giới đến với Data Marketplace – Thị trường Dữ liệu của nó. Đây là một dịch vụ dựa trên công nghệ blockchain được thiết kế để cho phép các doanh nghiệp chia sẻ và bán những dữ liệu không sử dụng của họ. IOTA Foundation tin rằng hầu hết các dữ liệu của công ty sẽ không được sử dụng, và blockchain của nó có thể là điểm trung gian cho phép chia sẻ dữ liệu tốt hơn.

Blockchain của IOTA thực sự có thể mô tả như “blockless” (giống như một sổ cái không có khối), theo cách khác, nó là một nguồn mở và hoàn toàn miễn phí cho người dùng trên mạng lưới. Loại bỏ phí giao dịch vượt qua các blockchain và các hệ thống thanh toán hiện tại.

Tất nhiên, IOTA cẫn còn một chặng đường dài phía trước khi nó cần mở rộng blockchain. Mặc dù Thị trường Dữ liệu của nó mới ở giai đoạn thử nghiệm, nhưng gần 40 công ty tham gia đã cung cấp phản hồi, thời gian xử lý giao dịch thể hiện nhiều mong muốn trong thời gian tới. Dù sao đi nữa, đây cũng là một khái niệm hấp dẫn đáng để mắt tới.

7. Monero.
Monero

Một trong những phong trào thú vị trong những tháng gần đây phải kể đến sự gia tăng của các đồng tiền riêng tư giống như Monero. Một đồng tiền riêng tư nhằm mục đích ẩn danh các giao dịch cryptocurrency và đưa nó lên một cấp độ hoàn toàn mới.

Có lẽ một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất về cryptocurrency chính là giao dịch ẩn danh hoàn toàn. Bởi những người gửi và nhận không cần phải điền tên hoặc số An sinh Xã hội (Social Security number) vào giao dịch nên không có cách nào truy tìm họ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn là không đúng. Một phân tích blockchain cho thấy có thể tiết lộ danh tính người cử và người nhận của các khoản tiền ảo. Nhưng, với việc sử dụng đồng tiền của Monero – XMR, điều này là không thể, thông tin của cả người gửi và người nhận đều bị làm nhòe đi.

Thành công của Monero là do việc sử dụng “chữ ký vòng” và “địa chỉ ẩn”. Chữ ký vòng tương tự như việc tài khoản ngân hàng chung có nhiều người ký tiên, ngoại trừ người ký không ai biết danh tính thực sự của họ, và người gửi của số tiền đó. Khóa sử dụng một lần được gọi là địa chỉ ẩn được tạo ra để cho phép người gửi, và chỉ người gửi có và sử dụng khoản tiền đó.

8. NEM.
NEM

Không có quá nhiều blockchain có khả năng cạnh tranh với Nano hoặc Ripple về tốc độ nhưng NEM thì có thể xử lý 4000 giao dịch trên giây. NEM dựa vào bản chất tùy biến cao của blockchain tài sản thông minh để áp dụng công nghệ hoạt động của nó cho một mảng rộng các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp.

Đặc biệt, NEM là một ví dụ hoàn hảo cho một blockchain có thể thành công trong các ứng dụng phi tiền tệ (mặc dù nó có thể hoạt động tốt trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính). Ví dụ, NEM muốn sử sử dụng blockchain của nó để giúp các nhà bán lẻ phát hiện hàng hóa hết hạn và kiểm soát số lượng hàng hóa trong kho. Điều này sẽ giảm các trường hợp gian lận và có khả năng giúp những nhà bán lẻ vừa và nhỏ quản lý và hoạt động tốt hơn.

NEM cũng có những ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ như dịch vụ xác thực và công chứng. Về lý thuyết, nó có thể sử dụng blockchain cho phép các thiết bị “internet of things” – thiết bị có sức mạnh quyết định hoặc sắp xếp tự sửa chữa các bộ phận với sự đồng ý của người dùng.

NEM cũng có mối quan hệ hợp tác đáng chú ý với Tổng công ty Kinh tế Số Malaysia. Cơ quan chính phủ này quản lý cơ sở hạ tầng số của quốc gia, giám sát các luật liên quan đến công nghệ, và thúc đẩy việc mở rộng dựa trên công nghệ. Việc hợp tác này có thể là tấm vé đưa NEM đến với việc được sử dụng rộng rãi hơn.

Ethereum có thể là cơ sở của sự tiến hóa blockchain, nhưng với tám đồng cryptocurrency ở trên sẽ là những bản đồ dẫn bạn tới tương lai. Hãy chắc chắn rằng bạn đang chú ý đến chúng!

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.