Hãy quên về một mùa hè buồn bã đi: Tháng 8 sẽ khởi sắc!
Trong 3 cuộc họp cấp Ngân hàng trung ương, các chỉ số về bảng lương phi nông nghiệp, chỉ số PMI, chỉ số ISM, GDP, CPI và một loạt những sự kiện khác sẽ được công bố và ảnh hưởng lớn đến thị trường ngoại hối. .Thực tế, nhiều cặp tiền tệ đang giao dịch trong phạm vi hẹp và chuẩn bị cho giai đoạn bứt phá. Trong khi mọi người đang theo dõi diễn biến USD từ cuộc họp của FOMC và Bảng lương phi nông nghiệp, bảng Anh và yên Nhật có lẽ mới thực sự là nhân tố thay đổi lớn nhất. Thị trường không kỳ vọng Fed thay đổi chính sách tiền tệ nhưng Ngân hàng Anh có thể tăng lãi suất và Ngân hàng Nhật có thể điều chỉnh chính sách của họ. Bất ngờ lớn nhất có thể đến từ Nhật nhưng Báo cáo lạm phát hàng quý của Ngân hàng Anh công bố tuần này dự kiến có thay đổi. Mặt khác, Fed sẽ vẫn đi theo kịch bản khi nhấn mạnh tăng trưởng nền kinh tế Mỹ và nhu cầu thắt chặt chính sách trong tháng 9. Đồng bạc xanh khá ổn định trong tuần vừa qua. Đôla Canada và yên Nhật có diễn biến vượt trội trong khi euro và franc Thuỵ Sỹ có diễn biến tệ nhất. Đôla Úc và Niu di lân cũng chỉ giảm nhẹ.
USD
Rà soát dữ liệu
- Doanh số bán nhà hiện tại -0,6% so với dự kiến 0,2%
- Chỉ số giá nhà 0,2% so với dự kiến 0,3%
- Chỉ số PMI sản xuất 55,5 so với dự kiến 55,1
- Chỉ số PMI dịch vụ 56,2 so với dự kiến 56,3
- Chỉ số PMI hợp nhất 55,9 so với trước đó 56,2
- Doanh số bán nhà mới -5,3% so với dự kiến -3,1%
- Cán cân thương mại hàng hoá -68,3 tỷ USD so với dự kiến -67,0 tỷ USD
- Hàng tồn kho bán buôn 0,0% so với dự kiến 0,3%
- Số đơn hàng lâu bền 1,0% so với dự kiến 3,0%
- Đơn hàng lâu bền không bao gồm vận chuyển 0,4% so với dự kiến 0,5%
- Chỉ số GDP bình quân năm 4,1% so với dự kiến 4,2%
- Chi tiêu cá nhân 4,0% so với dự kiến 3,0%
- Chỉ số PCE lõi 2,0% so với dự kiến 2,2%
- University of Michigan Tâm lý 97,9 so với dự kiến 97,1
- University of Michigan Điều kiện hiện tại 114,4 so với trước đó 116,5
- University of Michigan Kỳ vọng 87,3 so với trước đó 86,3
Xem trước dữ liệu
- BOJ quyết định lãi suất – Khả năng sẽ có điều chỉnh
- FOMC Quyết định lãi suất – Khả năng không có điều chỉnh nhưng Fed sẽ củng cố kỳ vọng sẽ thắt chặt tiền tệ hơn
- Bảng lương phi nông nghiệp – Tăng trưởng việc làm tốt nhưng bảng lương phi nông nghiệp sẽ biến động
- Thu nhập cá nhân, Chi tiêu cá nhân và chỉ số thiểu phát PCE – Khả năng có bất ngờ giảm do thu nhập theo giờ trung bình và doanh số bán lẻ yếu hơn
- Chỉ số PMI Chicago và niềm tin người tiêu dùng – Khả năng có bất ngờ giảm do khảo sát Empire State yếu hơn và chỉ số niềm tin giảm theo chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan
- ADP Thay đổi việc làm - Khó dự đoán nhưng có thể là động lực thay đổi thị trường do là một chỉ số dẫn dắt đối với Bảng lương phi nông nghiệp
- ISM sản xuất – Cần phải xem chỉ số PMI Chicago do dữ liệu Empire yếu hơn cân bằng với chỉ số Fed Philly
- ISM phi sản xuất – Cần phải xem chỉ số ISM sản xuất
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 110,00
- Kháng cự 112,00
Đây có thể là một tuần khá thuận lợi đối với USD. Có khá nhiều dữ liệu ảnh hưởng đến thị trường. Trong khi chỉ số ISM, thu nhập cá nhân, chi tiêu cá nhân và niềm tin người tiêu dùng dự kiến được công bố trong tuần, sự kiện chính vẫn là thông báo về chính sách tiền tệ của Fed và bảng lương phi nông nghiệp. Khá khó đoán liệu FOMC hay Bảng lương phi nông nghiệp có ảnh hưởng lớn hơn đến USD nhưng điều quan trọng duy nhất rằng liệu chúng có củng cố cho chính sách thắt chặt không. Chúng tôi thì tin là có. Không có cuộc họp báo hay dự báo kinh tế câppj nhật nào sau đó ,à Fed dự kiến sẽ không thay đổi chính sách, nhà đầu tư sẽ theo dõi cuộc họp của FOMC để tiếp tục tâm lý lạc quan. Hợp đồng tương lai quỹ của Fed đã đánh cược đến 80% khả năng thắt chặt chính sách trong tháng 9 và theo bảng dưới đây, nền kinh tế Mỹ không có nhiều thay đổi kể từ tháng 6. Điều kiện thị trường lao động giảm nhẹ nhưng tăng trưởng việc làm vẫn mạnh mẽ, doanh số bán lẻ tăng, lạm phát tăng và hoạt động nhà cửa suy yếu. Ngành sản xuất và dịch vụ tăng trưởng mạnh hơn vì vậy chúng tôi không cho rằng bên mua USD sẽ bị thất vọng trong tuần này. Những tuyên bố của FOMC sẽ nhấn mạnh vào sức mạnh của nền kinh tế, những cải thiện liên tục và việc lạm phát tăng. Chuyên gia kinh tế đang theo dõi các chỉ số về tăng trưởng việc làm như tỷ lệ thất nghiệp giảm, tăng trưởng tiền lương tăng, và Fed sẽ cảm thấy hài lòng khi quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ.
Liệu đây có phải là thời điểm thích hợp để mua USD/JPY? Vẫn chưa. Trong khi đồng bạc xanh có thể tăng so với các loại tiền tệ chính khác, yên Nhật cũng có thể hưởng lợi từ việc Ngân hàng Nhật thay đổi chính sách. Họ đã bí mật quyết định cắt giảm chương trình nới lỏng từ vài tháng trước và có nói rằng điều này có thể chính thức được công bố do họ đang phải đấu tranh để kiểm soát đường cong lợi nhuận. Trước thông báo của FOMC, Ngân hàng Nhật sẽ quyết định liệu đây đã là thời điểm thích hợp thay đổi chính sách chưa và nếu dù cho có thay đổi nhỏ, yên cũng sẽ tăng, khiến cặp USD/JPY giảm trước cuộc họp của FOMC. Thay đổi này đủ để giữ cho cặp tỷ giá này giảm trong suốt cuộc họp của FOMC do thị trường dự kiến Fed sẽ không thay đổi chính sách, còn sự thay đổi của Nhật là vô cùng quan trọng. Những lợi đồn đoán thay đổi từ việc tăng lãi suất mục tiêu đến sự thay đổi từ các quỹ ETF của chỉ số Nikkei tới quỹ ETF của chỉ số Topix, việc ngừng mua trái phiếu doanh nghiệp cùng lợi suất trái phiếu âm và việc cho phép lãi suất dài hạn tăng tự nhiên. Tất nhiên, Ngân hàng Nhật không thể làm gì tại thời điểm khi USD/JPY trở thành cặp tỷ giá mua hấp dẫn trước và sau cuộc họp của FOMC.
Bảng Anh
Rà soát dữ liệu
- Số lượng đơn hàng xu hướng CBI 11 so với dự kiến 9
- Giá bán xu hướng CBI 13 so với dự kiến 15
- Lạc quan doanh nghiệp CBI -3 so với dự kiến -6
Xem trước dữ liệu
- BoE quyết định lãi suất – Nhà đầu tư dự kiến lãi suất tăng. Các chỉ báo hướng dẫn sẽ rất quan trọng
- Chỉ số PMI sản xuất – Khả năng có bất ngờ giảm mặc dù chỉ số CBI thấp hơn
- Chỉ số PMI dịch vụ và Chỉ số PMI hợp nhất – Sẽ cập nhật sau khi có chỉ số PMI sản xuất và Gfk
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 1,2950
- Kháng cự 1,3250
Lần đầu tiên trong năm nay, Ngân hàng Anh dự kiến sẽ tăng lãi suất nhưng dựa trên diễn biến gần đây của Bảng anh, nhà đầu tư không tin rằng việc tăng lãi suất sẽ được thực hiện. Vấn đề là trong khi nền kinh tế có nhiều cải thiện trong ngành sản xuất và dịch vụ, doanh số bán lẻ vẫn giảm và tăng trưởng tiền lương chậm lại trong tháng 5. Nếu không phải là lạm phát vẫn nằm trên ngưỡng mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương, BoE có lẽ sẽ phải đợi đến cuối năm mới có thể đưa ra quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, tăng trưởng CPI ở mức 2,4% và đồng Bảng yếu hơn sẽ gây áp lực lên giá, BoE dự kiến sẽ nâng dự báo lạm phát và thực hiện các bước để đưa CPI trở lại mức mục tiêu. Điều quan trọng trong cuộc họp tháng này là nó đi kèm cùng báo cáo lạm phát hằng quý và một cuộc họp báo của Thống đốc Carney. Báo cáo quý thường được sử dụng như là một phương tiện để giải thích hoặc báo hiệu về việc thay đổi chính sách lớn và quyết định tăng lãi suất chắc chắn đủ điều kiện. Tuy nhiên điều nhà đầu tư muốn biết là thời điểm ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách sẽ sớm xảy ra do dữ liệu trái liệu và vấn đề bất ổn từ sự kiện Brexit. Bảng dưới đây cho thấy sự không đồng đều của nền kinh tế kể từ cuộc họp chính sách cuối cùng. Nếu BoE tăng lãi suất nhưng cho biết họ có thể không cần thắt chặt thêm lần nữa trong năm nay, cặp GBP/USD có thể từ bỏ đà tăng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu BoE quá táo bạo và cho biết họ cần phải có thêm biện pháp để đưa lạm phát thấp hơn, cặp GBP/USD có thể chạm ngưỡng 1,34. Thông báo chính sách tieefn tệ là rủi ro quan trọng nhất đối với GBP trong tuần này nhưng thị trường cũng nên theo dõi các chỉ số PMI, đặc biệt báo cáo ngành sản xuất sẽ công bố 1 ngày trước quyết định về lãi suất.
Euro
Rà soát dữ liệu
- ECB giữ lãi suất không đổi, không ngạc nhiên
- EZ Chỉ số niềm tin người tiêu dùng -0,6 so với dự kiến -0,7
- GE Chỉ số PMI sản xuất 57,3 so với dự kiến 55,5
- GE Chỉ số PMI dịch vụ 54,4 so với dự kiến 54,3
- GE Chỉ số PMI hợp nhất 55,2 so với dự kiến 54,8
- EZ Chỉ số PMI sản xuất 55,1 so với dự kiến 54,6
- EZ Chỉ số PMI dịch vụ 54,4 so với dự kiến 55,0
- EZ Chỉ số PMI hợp nhất 54,3 so với dự kiến 54,8
- GE Môi trường doanh nghiệp IFO 101,7 so với dự kiến 101,5
- GE Kỳ vọng IFO 98,2 so với dự kiến 98,1
- GE Đánh giá hiện tại IFO 105,3 so với dự kiến 104,9
- GE Chỉ số niềm tin người tiêu dùng GfK 10,6 so với dự kiến 10,7
Xem trước dữ liệu
- EZ Chỉ số niềm tin người tiêu dùng kinh tế- Potential for downside surprise given weaker ZEW, mixed PMIs and IFO
- GE Chỉ số CPI – Khả năng có bất ngờ tăng đối với chỉ số PPI hàng năm
- GE thay đổi thất nghiệp và số đơn xin trợ cấp – Số lượng việc làm không đổi. Vẫn khá tốt.
- EZ tỷ lệ thất nghiệp, CPI và Chỉ số GDP – Cần phải xem chỉ số CPI của Đức. Không có thay đổi trọng yếu trong doanh số bán lẻ nhưng hoạt động thương mại suy yếu
- Điều chỉnh chỉ số PMI sản xuất GE và EZ – Điều chỉnh khó dự báo nhưng thay đổi sẽ khiến thị trường chuyển động
- EZ Chỉ số PPI – Khả năng có bất ngờ giảm khi chỉ số GE và PPI của Pháp yếu hơn
- Điều chỉnh chỉ số PMI hợp nhất và dịch vụ của GE và EZ - Điều chỉnh khó dự báo nhưng thay đổi sẽ khiến thị trường chuyển động
- EZ Doanh số bán lẻ – Cần phải xem doanh số bán lẻ của Đức nhưng chi tiêu tại Pháp yếu hơn
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 1,1500
- Kháng cự 1,1800
Đồng euro không tìm thấy người mua nào trong tuần trước mặc dù Chủ tịch ECB Draghi đưa ra một số ý kiến khá hoà bình, đồng thời có thoả thuận ngừng bắn giữa Châu Âu và Mỹ. Họ vừa công bố chấm dứt chương trình mua tài sản ròng trong tháng trước, do đó thị trường không trông mong nhiều vào cuộc họp tháng 7 này. Giọng điệu chung trong cuộc họp của Chủ tịch ECB Draghi sẽ không thay đổi nhiều so với cuộc họp trước. Lạm phát nhìn chung vẫn ở mức thấp nhưng dự kiến sẽ tăng cho đến cuối năm. Số liệu mới nhất cũng đi cùng xu hướng với các dự báo trong tháng 6 cho thấy tăng trưởng sẽ tiếp tục. Ngân hàng trung ương khẳng định rằng việc mua tài sản ròng sẽ kết thúc vào tháng 12 và lặp lại kế hoạch giữ nguyên lãi suất cho đến mùa hè năm 2019. Bên mua euro cảm thấy khá thất vọng khi Draghi không cung cấp thêm bất kỳ thông tin mới nào về thời điểm và các đơn vị trong ngân hàng trung ương. Cuối cùng, quan điểm của ông là còn quá sớm để cho rằng họ đã chiến thắng ở mục tiêu lạm phát và euro giảm sau cuộc họp báo của ông do nhà đầu tư trông chờ nhiều hơn từ Fed và việc tăng lãi suất của BoE trong tuần này. Để khuyến khích thoả thuận của Junker-Trump, đó chỉ là một sự ngừng bắn tạm thời. Hai bên chỉ đồng ý đình chỉ các quy định thuế quan mới khi các cuộc đàm phán đang diễn ra. Nhà đầu tư vẫn còn hoài nghi, và thay đổi tiếp theo là cuộc đàm phán giữa Mỹ-Trung và Mỹ-Canada. Sắp tới, có nhiều dữ liệu từ khu vực Châu Âu gồm chỉ số CPI, GDP chỉ số ISM, cuộc họp FOMC và bảng lương phi nông nghiệp, nhu cầu của thị trường đối với USD sẽ xác định diễn biến của cặp EUR/USD. Cặp này đang giao dịch trong phạm vi hẹp và chuẩn bị cho một phiên bứt phá. Theo quan điểm của chúng tôi, rủi ro của cặp EUR/USD có khả năng giảm về ngưỡng 1,1550.
AUD, NZD, CAD
Rà soát dữ liệu
Úc
Niu di lân
- Trade Balance -113 triệu USD so với dự kiến 200 triệu USD
- ANZ Consumer Confidence Index -1,3% so với trước đó -0,8%
Canada
- Wholesale Trade Sales 1,2% so với dự kiến 0,7%
Xem trước dữ liệu
Úc
- Chỉ số PMI sản xuất và phi sản xuất của Trung Quốc – Dữ liệu Trung Quốc sẽ khiến thị trường chuyển động nhưng khó dự báo
- Chỉ số PMI sản xuất – Khả năng có bất ngờ giảm do đồng Tệ suy yếu
- Cán cân thương mại – Cần phải xem chỉ số PMI sản xuất của Úc như thế nào nhưng có khả năng giảm
- Chỉ số PMI dịch vụ và Doanh số bán lẻ – Doanh số bán lẻ công bố cùng ngày với chỉ số PMI dịch vụ nhưng khó dự báo
Niu di lân
- Báo cáo việc làm – Khả năng có bất ngờ giảm do tăng trưởng việc làm yếu trong sản xuất. Sự không đồng đều trong khu vực dịch vụ. Báo cáo lao động cũng cho thấy sự suy yếu.
Canada
- Số liệu GDP – Khả năng có bất ngờ giảm do doanh số bán lẻ tăng mạnh nhưng số liệu thương mại yếu hơn
- Cán cân thương mại hàng hoá – Khả năng có bất ngờ tăng do chỉ số IVEY PMI mạnh hơn
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ AUD 0,7300 NZD 0,6700 CAD 1,3000
- Kháng cự AUD 0,7500 NZD 0,6900 CAD 1,3300
Giao dịch trong phạm vi hẹp trong tháng 7, đôla Úc và Niu di lân có thể có một phiên bứt phá trong tuần. Mặc dù điều này phụ thuộc vào diễn biến của USD, có một số dữ liệu nội địa sẽ hỗ trợ cho diễn biến này. Từ phía Úc, chúng ta có chỉ số PMI ngành sản xuất và dịch vụ cùng doanh số bán lẻ và cán cân thương mại. Dữ liệu thị trường lao động tăng trưởng và lạm phát gia tăng không giúp đôla Úc tăng. Mặc dù chỉ số CPI không tăng nhiều như các chuyên gia kinh tế dự báo trong quý 2 (họ hi vọng sẽ tăng ở mức 0,5% so với thực tế là 0,4%), CPI đã tăng trên mục tiêu của ngân hàng trung ương từ 1,9% lên 2,1%. Không may thay, những nỗ lực tăng của đôla Úc đã bị hạn chế do Ngân hàng trung ương này vẫn phải trông chờ vào cách Trung Quốc phản ứng đối với áp lực lên nền kinh tế của họ và những mối đe doạ đến hoạt động thương mại trong tương lai. Cho đến nay, PBoC đã cho phép đồng Tệ giảm xuống mức thấp nhất trong 13 tháng, nhưng tuần trước, Chính phủ đã đưa ra một loạt các chính sách hỗ trợ tăng trưởng bao gồm việc cắt giảm thuế doanh nghiệp và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng nhiều hơn. Họ có nhiều kế hoạch chủ động trong dài hạn để hỗ trợ nền kinh tế của Úc, nhưng trong ngăn hạn, đôla Úc sẽ chịu ảnh hưởng trước khi tăng do dữ liệu tuần này dự kiến sẽ cho thấy tăng trưởng nền kinh tế Trung Quốc chậm lại và đồng Tệ vẫn suy yếu. Các cuộc thảo luận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không thuận lợi do Trung Quốc liên tục đưa ra đòn trả đũa với “bất kỳ” chính sách thuế quan nào của Mỹ.
Đôla Niu di lân đang ổn định hơn so với AUD. Đây là một điều bất ngờ vì nền kinh tế Niu di lân ẩn chứa nhiều sự suy yếu hơn so với Úc. Điều này có lẽ do NZD đã bị bán mạnh trong quý 2. Dữ liệu thị trường Niu di lân tiếp tục gây thất vọng khi cán cân thương mại chuyển từ thặng dư sang thâm hụt trong tháng 6. Xuất khẩu giảm do doanh số sữa bột giảm 32% trong khi nhập khẩu tăng do nhu cầu nhiên liệu cao hơn. Chúng tôi dự kiến báo cáo thị trường lao động tuần này sẽ khôgn hỗ trợ cho cặp NZD/USD do ngành sản xuất cho thấy tăng trưởng việc làm yếu hơn trong khi ngành dịch vụ có hoạt động không đồng đều.
Loại tiền tệ hàng hoá duy nhất có diễn biến tốt là Đôla Canada. Cùng dữ liệu doanh số bán lẻ và lạm phát tăng, cặp USD/CAD tiếp tục mở rộng đà giảm tuần trước. thoả thuận ngừng bắn giữa Châu Âu và Mỹ dấy lên hi vọng rằng thoả thuận NAFTA cũng sẽ có tiến triển. Không may rằng các cuộc thảo luận cấp cao đã kết thúc trong tuần trước mà không có thoả thuận nào. Nhà đàm phán thương mại Mỹ Lighthiser cho biết ông hi vọng sẽ có thoả thuận sớm nhưng ông không biết khi nào sẽ diễn ra. Đây không phải là một thông tin tích cực đối với Đôla Canada. Do đó, đồng loonie có thể tăng nhẹ từ dữ liệu trong tuần do báo cáo GDP và thương mại gần đây dự kiến sẽ tốt hơn. Cặp USD/CAD đang giao dịch dưới đường SMAA 50 ngày, ngưỡng kháng cự tiếp theo là 1,2950.