Trung Quốc đã sử dụng AI và công nghệ tương tự in 3D để biến một dự án thủy điện trên cao nguyên Thanh Tạng từ bản vẽ thành thực tế mà không cần đến sức người. Hiện nay, Trung Quốc đang lên kế hoạch sử dụng công nghệ in 3D kết hợp trí tuệ nhân tạo để xây dựng đập thủy điện Dương Khúc trên cao nguyên Thanh Hải thuộc khu vực Tây Tạng, Trung Quốc. Sau khi hoàn thành, con đập thủy điện này sẽ trở thành đập thủy điện ứng dụng công nghệ in 3D lớn nhất thế giới.
Nhà máy thủy điện Dương Khúc cao 180m sẽ được xây dựng "từng lớp" bằng công nghệ "sản xuất đắp dần" (additive manufacturing) như trong in 3D. Toàn bộ máy xúc, xe tải, máy ủi, máy lát và xe lu tại công trường được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo (AI) và không cần con người vận hành.
Nhà máy thủy điện Dương Khúc |
Con đập thủy điện này được khởi công vào cuối năm 2021 và dự kiến hoàn thành vào năm 2024. Sau khi hoàn thành, đập thủy điện này sẽ có thể truyền tải gần 5 tỷ KW/h điện cho Hà Nam mỗi năm. Cụ thể, một đường dây điện cao thế dài 1.500 km dành riêng cho việc cung cấp năng lượng xanh.
Mỹ nhiều lần đòi mua công nghệ in 3D nhưng bị từ chối
Thực tế, cơ sở hạ tầng của Trung Quốc được cả thế giới biết đến với nhiều công trình lớn. Trong đó, công nghệ in 3D được Trung Quốc sử dụng trong việc xây dựng các công trình hạ tầng lớn cũng đã vươn lên hàng đầu thế giới. Thậm chí Mỹ đã nhiều lần “đòi mua” nhưng Trung Quốc đều thẳng thừng từ chối. Trung Quốc kiên quyết giữ công nghệ này trong tay và vẫn đang nghiên cứu sâu để phát triển hơn nữa.
Nhà nghiên cứu chính của dự án, ông Liu Tianyun cho biết, việc xây dựng con đập về cơ bản giống với bản in 3D đã có trước đó. Việc ứng dụng công nghệ vào xây dựng con đập sẽ loại bỏ các công việc nặng nhọc và nguy hiểm.
Trung Quốc xây dựng bằng công nghệ in 3D và AI |
Việc ứng dụng công nghệ in 3D vào xây dựng siêu đập thủy điện là một thách thức lớn. Sau khi hoàn thành, công trình này hứa hẹn để lại dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới.
Về trí tuệ nhân tạo, trước đây công trình thủy điện lớn thứ 2 trên thế giới Bạch Hạc Than (Baihetan) đã sử dụng trí tuệ nhân tạo vào quá trình xây dựng và chỉ mất 4 năm để hoàn thành. Theo các nhà nghiên cứu, máy móc sử dụng trí tuệ nhân tạo có hiệu suất tốt hơn con người. Đặc biệt, trong một số tình huống cực kỳ nguy hiểm, máy móc có thể làm tốt hơn con người và tránh gây tai nạn trong quá trình thi công.
Đặc biệt, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp những nguyên vật liệu được gửi đến đúng nơi vào đúng thời điểm. Từ đó, phương pháp xây dựng ứng dụng trí tuệ nhân tạo không chỉ đảm bảo tiến độ của dự án mà còn tránh được sai sót của con người và đảm bảo độ vững chắc của các công trình.
Ví dụ như, máy xúc không người lái được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo có thể xác định các nguyên vật liệu được lưu trữ trong kho, sau đó vận chuyển những nguyên vật liệu này vào đội xe điện không người lái, sau đó những nguyên vậy liệu này được sử dụng trong quá trình thi công các công trình.
Trong quá trình xây dựng đập thủy điện lớn thứ hai thế giới, các kỹ sư người Trung Quốc đã sử dụng công nghệ định vị vệ tinh để đảm bảo độ chính xác của công tác thi công. Hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu do Trung Quốc phát triển đang hoạt động ở độ cao 20.000km phía trên Trái Đất, theo dõi quá trình đổ xi măng và sẵn sàng báo động ngay cả chuyển động khác thường nhỏ nhất của thiết bị dùng để đổ 8 triệu tấn xi măng vào đập cao 289m.
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo góp ích lớn cho quá trình xây dựng các siêu công trình, tuy nhiên, cũng có một số công việc mà trí tuệ nhân tạo không thể thay thế, chẳng hạn như công việc khai thác đá, đào đất từ các vùng núi, những việc này vẫn cần con người thực hiện.
>> Các nước láng giềng lo ngại khi Trung Quốc xây đập “khủng” gấp 3 lần đập Tam Hiệp