Những người xung quanh cho hay, chủ đề được cô nhắc đến thường là tỷ giá, lợi nhuận cuối năm... Quốc tếNữ giám đốc bị sa thải nhưng vẫn đến công ty, nói chuyện 1 mình suốt 4 năm: Sự thật khiến ai cũng ngỡ ngàngPhương Nhi • {Ngày xuất bản}Những người xung quanh cho hay, chủ đề được cô nhắc đến thường là tỷ giá, lợi nhuận cuối năm...
Nữ giám đốc kỳ lạ và câu chuyện phía sau
Gần đây, những ai đi qua sảnh Trung tâm Tài chính Quốc tế Thượng Hải (IFC) đều chú ý đến một người phụ nữ với diện mạo xinh đẹp, ăn mặc sang trọng. Thoạt nhìn qua, cô không có gì khác biệt so với các nhân viên ngành tài chính khác ở Thượng Hải.
Nhưng điều gây ngỡ ngàng chính là, người phụ nữ này đều đặn ngày nào cũng đến IFC trong suốt 4 năm chỉ để nói chuyện...một mình. Những người xung quanh cho hay, chủ đề được nhắc đến thường là những kiến thức tài chính chuyên sâu như tỷ giá, lợi nhuận cuối năm, quản lý quỹ.
Trớ trêu thay, ngay thời điểm tưởng chừng đã hái được "quả ngọt" sau bao nỗ lực, cô đột ngột bị sa thải do tình hình kinh doanh của công ty xấu đi. Cú sốc tinh thần quá lớn khiến cô gái trẻ mắc bệnh tâm thần. Dù vậy, người phụ nữ ấy vẫn không thể quên được công việc của mình.
Ngày ngày mặc những bộ đồ sang trọng, cô Vương đến sảnh tòa nhà công ty cũ và đứng chia sẻ những nội dung giống như trong buổi họp ngày xưa. Đôi khi, cô sẽ lấy ra điện thoại hoặc sổ ghi chép để gọi điện, viết báo cáo. Giọng điệu người phụ nữ này có chút kích động xen lẫn sự thất vọng, trách móc.
Người phụ nữ gần như không chú ý đến mọi người xung quanh, dù bảo vệ sảnh nhiều lần thuyết phục cô rời đi và liên lạc cho gia đình, bạn bè vẫn không có tác dụng.
Trước đó, một cô gái sinh sống tại tỉnh Tứ Xuyên đã mắc bệnh trầm cảm, chứng tâm thần phân liệt khi liên tục không tìm được việc làm sau tốt nghiệp và bị gia đình ép phải tham gia kỳ thi tuyển công chức suốt 5 năm.
Áp lực thi cử trong thời gian dài, cô bắt đầu cư xử kỳ lạ, nói năng lung tung, lắp bắp, thậm chí còn "khoe" rằng mình là trưởng phòng của công ty.
Áp lực khổng lồ mà người trẻ Trung Quốc phải gánh trên vai
Theo dữ liệu do Ủy ban Giáo dục thành phố Bắc Kinh công bố đầu tháng 4/2023, lần đầu tiên thành phố này ghi nhận số lượng sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ và tiến sĩ vượt qua sinh viên đại học, trên tổng số 285.000 người sẽ ra trường trong năm nay.
Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ đã vọt lên mức kỷ lục là 20,4%, tức là cứ 5 người trẻ lại có một người không có việc làm.
Trước đây, mạng xã hội Trung Quốc từng nhiều lần dậy sóng trước những câu chuyện thạc sĩ phải đi làm shipper để mưu sinh. Theo SCMP, khoảng 60.000 thạc sĩ làm nhân viên giao hàng cho Meituan (nền tảng mua bán và giao đồ ăn trực tuyến tại Trung Quốc) trong năm 2022. Trước đó, chỉ trong nửa đầu năm 2021, ít nhất 65.000 thạc sĩ và 170.000 cử nhân Trung Quốc đầu quân cho hãng giao hàng này.
Với những người may mắn kiếm được công việc văn phòng thì họ cũng phải vật lộn với "văn hoá làm việc 996".
“Văn hóa làm việc 996”– mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều – nhưng vẫn trở thành chuẩn mực ở Trung Quốc và được nhiều công ty lớn tán đồng, đó là: “Làm việc 12 giờ mỗi ngày, từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần, 72 giờ mỗi tuần”. Tính tới nửa đầu năm 2019, có khoảng 45,8% công ty với quy mô hơn 10.000 người tại nước này đã trải qua chế độ làm việc này.
Áp lực chồng chất khiến sức khỏe tâm thần của người trẻ lao dốc. Một cuộc điều tra về sức khỏe tinh thần do chính phủ Trung Quốc tiến hành năm ngoái, một nửa trong số 403 nhân viên công nghệ tham gia khảo sát cho biết họ bị mệt mỏi. Một số khác phản ánh vấn đề về thị lực, trí nhớ kém và đau cột sống, đau cổ.
Twenty Wu - kỹ sư phát triển phần mềm cho một trang thương mại điện tử ở Trung Quốc - cho biết cậu cũng gặp phải thử thách tương tự - vừa muốn thực hiện các hoạt động ưa thích vừa muốn ngủ bù. Chàng trai 23 tuổi bộc bạch: “Tôi về nhà vào khoảng 23 giờ đêm những ngày trong tuần và đi thẳng lên giường, không còn sức lực, thời gian để giải trí hay học thêm”.
Những áp lực như kiếm tiền mua nhà, làm cật lực để đủ tiền cưới vợ “bủa vây” người trẻ quốc gia tỷ dân trong khi chi phí sống ngày một đắt đỏ.
>> Bất ngờ: Người trẻ Trung Quốc mong muốn “được” sa thải