Ưu Đãi Cyber Monday: Giảm tới 60% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

Nhật Bản lo ngại đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh tại Trung Quốc

Ngày đăng 21:40 19/04/2022
Nhật Bản lo ngại đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh tại Trung Quốc

Vietstock - Nhật Bản lo ngại đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh tại Trung Quốc

Giới chuyên gia và doanh nghiệp Nhật Bản cho biết các mạng lưới logistics trong nước, vốn tập trung ở Thượng Hải - cảng lớn nhất của Trung Quốc, có thể suy yếu và ảnh hưởng rộng ra cả nước.

Hàng hóa tại cảng Dương Sơn, Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Giới chuyên gia và doanh nghiệp Nhật Bản đang hết sức quan ngại việc các trung tâm thương mại ở thành phố Thượng Hải của Trung Quốc phong tỏa có thể khiến chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu bị đứt gãy, "giáng một đòn mạnh" vào nền kinh tế giới vốn đã mất đà phục hồi sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Theo họ, các mạng lưới logistics trong nước, vốn tập trung ở Thượng Hải - cảng lớn nhất của Trung Quốc, có thể suy yếu và ảnh hưởng rộng ra cả nước.

Ông Kazuya Sekiguchi, 43 tuổi, tiếp thị cho một hãng sản xuất điện tử Nhật Bản ở thủ đô Bắc Kinh, cho biết do các hoạt động kinh doanh gần như bị đình trệ ở Thượng Hải, hãng này có thể phải hứng chịu "tác động kép" do sự xáo trộn của chuỗi cung ứng và suy thoái kinh tế của Trung Quốc.

Do số ca nhiễm mới không ngừng gia tăng, cuối tháng 3 vừa qua, Trung Quốc đã quyết định phong tỏa Thượng Hải, với dân số hơn 24,9 triệu người, sau khi áp dụng biện pháp tương tự với trung tâm công nghệ Thâm Quyến ở miền Nam có 17 triệu dân và Trường Xuân ở Đông Bắc, với dân số 9 triệu người.

Sau khi số ca nhiễm mới lên tới đỉnh điểm vào cuối tháng 2/2020, nền kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến sự phục hồi theo hình chữ V, là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng trong năm 2020.

Trong năm 2021, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đạt mức tăng trưởng 8,1% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ tháng 10-12/2021, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt 4% so với cùng kỳ năm 2020.

Với những quan ngại ngày một tăng về làn sóng lây nhiễm mới, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc chỉ đạt 4,8% trong quý 1. Dữ liệu mới nhất này cho thấy triển vọng kinh tế của Trung Quốc đang ảm đạm hơn sau khi nhiều thành phố lớn ở nước này phong tỏa.

Trên thực tế, do các lô hàng linh kiện sản xuất ôtô bị tắc nghẽn, doanh số bán ôtô ở Trung Quốc trong tháng 3 vừa qua đã giảm 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đạt mức tăng 18,7% trong tháng 2. Không chỉ vậy, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng trong tháng 3 tại Trung Quốc cũng giảm 3,5%.

Ông Naoto Saito, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Daiwa ở Tokyo và là một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc, nhận định có thể mất ít nhất vài tuần cho đến khi các hoạt động kinh tế và xã hội trở lại bình thường ở Thượng Hải. Thành phố cảng lớn nhất Trung Quốc này có thể chứng kiến đợt suy thoái lớn chưa từng có ngay trong tháng 4 này.

Cùng chung quan điểm trên, ông Daisuke Takahashi, một nhà nghiên cứu tại Văn phòng Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản ở Thượng Hải, khẳng định việc phong tỏa thành phố Thượng Hải đã ảnh hưởng đáng kể đến chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Nếu thời gian phong tỏa kéo dài, tác động đối với kinh tế sẽ lớn hơn.

Năm 2021, GDP của Thượng Hải tăng 8,1%, đạt 4.320 tỷ nhân dân tệ, chiếm gần 30% GDP của cả Trung Quốc - vốn đạt 114.370 tỷ nhân dân tệ. Ngoại thương của thành phố này cũng đạt mức cao kỷ lục tới 4.060 tỷ nhân dân tệ (638 tỷ USD), chiếm hơn 10% tổng kim ngạch của Trung Quốc, trong khi thành phố này trở thành cảng container lớn nhất thế giới năm thứ 12 liên tiếp.

Trong khoảng 20 ngày kể từ ngày 28/3 - thời điểm Thượng Hải bắt đầu phong tỏa, số ca nhiễm SARS-CoV-2 đã tăng từ 4.500 ca lên hơn 300.000 ca, trong đó có cả các trường hợp không biểu hiện triệu chứng. Ngày 17/4, thành phố này ghi nhận 3 bệnh nhân cao tuổi mắc COVID-19 tử vong./.

Ngọc Hà

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.