💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Ông Trump đánh thuế nhắm thẳng vào Trung Quốc, các nước khác bị ảnh hưởng gì?

Ngày đăng 18:45 24/03/2018
Ông Trump đánh thuế nhắm thẳng vào Trung Quốc, các nước khác bị ảnh hưởng gì?

Vietstock - Ông Trump đánh thuế nhắm thẳng vào Trung Quốc, các nước khác bị ảnh hưởng gì?

Hoa Kỳ đã quyết định đánh thuế nhắm trực tiếp vào hàng hóa Trung Quốc nhằm giảm thâm hụt thương mại. Chính sách bảo hộ mới của nền kinh tế lớn nhất thế giới được cho không chỉ làm tổn thương đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, mà có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên các nền kinh tế khác về lâu dài.

* Donald Trump áp thuế tới 60 tỷ USD lên hàng hóa từ Trung Quốc

* Đáp trả lại việc Donald Trump áp thuế, Trung Quốc đề xuất chống lại 128 sản phẩm của Mỹ

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

Từ lời nói đến hành động

Ngày 27/9/2016, trong cuộc tranh luận với đối thủ chạy đua vào Nhà Trắng là bà Hillary Clinton, ông Trump mở lời: "Các bạn hãy nhìn vào những gì Trung Quốc đang làm đối với các sản phẩm của chúng ta, họ đang làm giảm giá đồng tiền của họ và không có ai trong chính phủ của chúng ta chống lại họ... Họ đang sử dụng nước ta như một con heo đất để xây dựng lại Trung Quốc, và nhiều quốc gia khác đang làm điều tương tự ". Ông Trump cũng liên tiếp cáo buộc Trung Quốc tiến hành thương mại không công bằng và lấy đi việc làm từ Mỹ.

Ngày 4/12/2016, chưa đầy 1 tháng sau khi đắc cử tổng thống Mỹ, ông Trump tiếp tục cáo buộc Trung Quốc gian lận thương mại và quân sự hóa Biển Đông. Ông viết trên Twitter: "Trung Quốc đã hỏi chúng ta về chuyện phá giá đồng tiền của họ (khiến các công ty của chúng ta khó cạnh tranh), đánh thuế nặng nề lên hàng hóa của chúng ta ở đất nước họ (Mỹ không làm vậy) hoặc xây các tổ hợp quân sự khổng lồ ở Biển Đông hay chưa? Tôi không nghĩ vậy!".

Nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bắt đầu được nhắc đến từ cuối năm 2016, khi ông Trump đe dọa áp mức thuế 45% lên đến 500 tỷ USD đối với các hàng hóa nhập khẩu mỗi năm từ Trung Quốc. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc khi tiêu thụ 16% tổng giá trị xuất khẩu của nước này.

Ngày 8/3/2018, Trump ký sắc lệnh áp thuế 10% đối với nhôm và 25% đối với thép nhập khẩu, nhưng lại miễn thuế cho Canada và Mexico. Mới đây nhất, Mỹ tiếp tục miễn thuế cho Liên minh châu Âu (EU), Argentina, Australia, Brazil và Hàn Quốc – những đồng minh thân cận. Như vậy, trong số 10 quốc gia xuất khẩu thép nhiều nhát vào Mỹ, chỉ còn Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc là bị đánh thuế ở 2 sản phẩm này.

Chưa dừng lại ở đó, hôm qua, chính quyền ông Trump công bố kế hoạch đánh thuế một loạt mặt hàng từ Trung Quốc có tổng kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ lên tới 60 tỷ USD, với các sản phẩm từ giày dép đến các mặt hàng điện tử . Giá trị của hàng rào thuế quan dựa trên ước tính thiệt hại kinh tế của Hoa Kỳ từ hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Đây có thể xem là hành động thương mại đầu tiên nhắm thẳng vào Trung Quốc của chính quyền Trump.

Trả đũa thương mại

Từ lâu, Trung Quốc luôn bị Hoa Kỳ chỉ trích về các hành động thao túng tiền tệ, hỗ trợ không công bằng các doanh nghiệp xuất khẩu, gây ra tình trạng thâm hụt mậu dịch nặng nề của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Những lời chỉ trích  mạnh mẽ hơn từ khi ông Trump ra tranh cử tổng thống và vấn đề Trung Quốc được ông Trump sử dụng như vũ khí hàng đầu trong suốt quá trình tranh cử.

Một số ý kiến cho rằng lệnh đánh thuế lên hàng hóa của Trung Quốc mới nhất của ông Trump là muốn chứng tỏ khả năng thực hiện lời hứa để tranh thủ sự ủng hộ của những cử tri trước đó đã bầu cho ông, nhất là khi cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Một thất bại trong cuộc bầu cử này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tái tranh cử nhiệm kỳ hai của ông.

Dù gì đi nữa, chính sách thuế trên sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc và nền kinh tế của nước này. Trung Quốc có thể dùng các biện pháp trả đũa, theo thông tin gần nhất là nước này đang có kế hoạch áp đặt 3 tỷ USD thuế đối ứng đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ, cụ thể Trung Quốc sẽ tăng 15% thuế đối với các mặt hàng thép, trái cây, rượu vang và các sản phẩm khác của Hoa Kỳ và 25% thuế cho thịt lợn và nhôm.

Các nước khác chớ vội mừng

Trước mắt, hàng hóa Trung Quốc bị hạn chế vào Mỹ có thể đổ sang các thị trường khác, khiến việc xuất khẩu của các nước vào các thị trường  này sẽ gặp nhiều thách thức hơn khi phải cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc. Ngoài ra, những quốc gia gần Trung Quốc như các nước khu vực Đông Nam Á có thể phải đón nhận lượng hàng dư thừa khổng lồ này tràn ngập vào, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nội địa.

Nếu chiến tranh thương mại thực sự xảy ra, Trung Quốc có thể sử dụng các biện pháp kích thích tiêu dùng nội địa để hạn chế thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu, do đó hàng hóa các quốc gia khác xuất khẩu vào Trung Quốc cũng sẽ bị cạnh tranh quyết liệt bởi những doanh nghiệp nội địa tại đại lục. Trung Quốc hiện tại là thị trường xuất khẩu lớn của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước tại khu vực Đông Nam Á. Các chuyên gia kinh tế tại Bloomberg ước tính cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu với các biện pháp trả đũa lẫn nhau có thể xóa sổ 470 tỷ USD khỏi nền kinh tế thế giới vào năm 2020.

Ngược lại, việc thâm nhập vào thị trường Mỹ với khoảng trống do Trung Quốc để lại không phải là điều dễ dàng, khi các hàng rào kỹ thuật của nền kinh tế lớn nhất thế giới khá nghiêm ngặt, không phải quốc gia nào cũng có thể đáp ứng. Đặc biệt là, việc ông Trump đánh thuế lên hàng Trung Quốc là nhằm giảm thâm hụt thương mại, lôi kéo hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp quay lại Mỹ nhằm khôi phục lại việc làm cho công dân nước này. Do đó, không dễ gì để chính quyền ông Trump thay hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bằng hàng hóa của các nước khác, để chuyển thâm hụt từ nơi này sang nơi khác.

Một điều nguy hiểm nữa là sau khi bị đánh thuế, Trung Quốc có thể sử dụng các quốc gia khác như là nơi trung chuyển để nhập hàng vào Mỹ nhằm tránh các mức thuế suất cao đánh lên hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu phía Mỹ điều tra được thì có thể áp luôn mức thuế cao cho các sản phẩm từ những nước trung gian này, làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nội địa còn lại của những nước này. Đơn cử như tháng 12/2017, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã áp thuế trừng phạt lên một số sản phẩm thép từ Việt Nam bị cho là có xuất xứ Trung Quốc.

Rõ ràng, Trung Quốc khó có thể kìm hãm hoạt động sản xuất với quy mô khổng lồ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù chiến tranh thương mại có xảy ra. Do đó, những sản phẩm dư thừa không thể xuất vào thị trường này sẽ tìm đến những thị trường khác với thuế suất thấp hơn và các hàng rào kỹ thuật dễ dãi hơn, theo đó mức độ cạnh tranh cũng như mất cân bằng thương mại cũng sẽ dịch chuyển từ nước này sang nước khác. Và đây là mối nguy cho những quốc gia đặc biệt gần với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.

Hàng hóa Trung Quốc bị hạn chế vào Mỹ có thể đổ sang các thị trường khác, khiến việc xuất khẩu của các nước vào các thị trường này sẽ gặp nhiều thách thức hơn khi phải cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc. Ngoài ra, những quốc gia gần Trung Quốc như các nước khu vực Đông Nam Á có thể phải đón nhận lượng hàng dư thừa khổng lồ này tràn ngập vào, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nội địa.

Phan Thụy

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.