Được biết, trước đó, mỏ "kho báu" này có thể sản xuất đủ lượng khoáng sản để chế tạo hơn 5 triệu xe điện mỗi năm. Theo BI, việc đóng cửa hoạt động khai thác mỏ quy lớn tại Panama là một trong những lý do chính khiến thế giới thiếu kim loại đồng.
Giá giao ngay của quặng kim loại này đã tăng hơn 11% kể từ đầu năm nay, đạt mức cao kỷ lục trong một năm trở lại đây. Đây là hậu quả của sự mất cân bằng giữa cung và cầu ngày càng gia tăng. Các ngành công nghiệp đang chạy đua để đảm bảo khoáng sản cho các dự án năng lượng xanh, khiến các công ty khai thác bị tụt lại phía sau.
“Nguồn cung mỏ đồng thắt chặt đang ngày càng hạn chế việc sản xuất tinh chế. Sự thiếu hụt các dự án mỏ cuối cùng cũng bắt đầu gây ảnh hưởng”, Bank of America cho hay trong một ghi chú vào tuần trước rằng “cuộc khủng hoảng nguồn cung đồng đang ập đến".
Mất cân bằng giữa cung và cầu khiến giá đồng tăng vọt. Ảnh: BI |
Theo các nguồn tin, lý do công ty đóng cửa là do không đủ khả năng xoa dịu Chính phủ Panama vốn đang tìm kiếm các điều khoản thuế thuận lợi hơn.
Doanh nghiệp này thuộc sở hữu của First Quantum, một công ty khai thác có trụ sở tại Canada.
Khi kế thừa mỏ Cobre Panamá thông qua một cuộc tiếp quản thù địch, họ cũng áp dụng một thỏa thuận thuế lỗi thời có lợi cho nhà sản xuất. Thỏa thuận này mang lại rất ít lợi nhuận cho Chính phủ đất nước, đã làm dấy lên sự phẫn nộ trên toàn quốc và nhiều năm đàm phán cũng như bế tắc.
Mặc dù vấn đề cuối cùng đã được giải quyết, nhưng điều kiện kinh tế suy thoái thời kỳ Covid-19 đã làm dấy lên sự tức giận đối với khu mỏ của người dân Panama, đặc biệt là công đoàn xây dựng có tên Suntracs. Nhóm đã dẫn đầu các cuộc biểu tình chống lại việc khai thác mỏ Cobre Panamá và tình trạng bất ổn dân sự nổ ra.
Tình trạng rối loạn lan rộng cuối cùng đã gây ra một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn quốc, khu mỏ cũng được đóng cửa vào tháng 11/2023. Kể từ đó, cổ phiếu của First Quantum đã giảm gần 15%.
>> Chi 1 USD mua đất, một công ty đào trúng 'kho báu tàng hình' hiếm có, khai thác một ngày đủ dùng cho cả quốc gia