Thị trường vốn quốc tế đang gặp nhiều thách thức bởi môi trường lãi suất cao khiến nhiều thương vụ gọi vốn đình đám chững lại. Quốc tếMasan đón dòng vốn khủng 1,75 tỷ USD: Qũy đầu tư hàng đầu thế giới “tung tiền” bất chấp thị trường vốn quốc tế tắc nghẽnPhương Nhi • {Ngày xuất bản}Thị trường vốn quốc tế đang gặp nhiều thách thức bởi môi trường lãi suất cao khiến nhiều thương vụ gọi vốn đình đám chững lại.
Tuy vậy, thị trường tài chính Việt Nam vẫn đón nhận tin tích cực khi Masan (HM:MSN) - tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Quang Đăng cho biết “cá mập” Bain Capital – Quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới đồng ý đầu tư ít nhất 200 triệu USD, bằng vốn cổ phần 85.000 đồng/cp.
Đáng chú ý, đây là dự án đầu tiên của quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới có quy mô tài sản xấp xỉ 180 tỷ USD tại Việt Nam.
Thị trường vốn quốc tế lao đao vì nguy cơ suy thoái
Mức nợ kỷ lục, lãi suất cao, chi tiêu công tăng cùng với tình trạng phân cực chính trị đang làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính mới đang hình thành tại các nền kinh tế lớn.
Theo dữ liệu từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF), hơn 80% trong số 10 nghìn tỷ USD tăng thêm của khối nợ toàn cầu trong nửa đầu năm nay là nợ mới của các nền kinh tế phát triển. Với lượng tăng này, tổng nợ toàn cầu đã lên tới con số kỷ lục 307 nghìn tỷ USD. Điều này tạo nên môi trường kinh tế khó khăn với lãi suất cao và sự hỗ trợ của ngân hàng trung ương ngày càng thu hẹp, có nhiều khả năng báo hiệu cho một cuộc khủng hoảng tài chính mới.
Nợ chính phủ của các nước thành viên nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) từ quý 1/2005 đến quý 1/2023. Đơn vị: nghìn tỷ USD. Nguồn: IIF/Reuters.
Bên cạnh đó, đồng bạc xanh của Mỹ tăng liên lục 10 tuần gây áp lực lên tỷ giá các đồng tiền trên thế giới. Hiện tại, giá đồng USD đang mức cao nhất trong vòng hai thập kỷ trở lại đây và nguyên nhân chính nằm ở các quyết định của Fed. Tỷ giá đồng Bảng Anh, Euro, Nhân dân tệ, Yên cùng nhiều đồng tiền khác so với USD đều giảm mạnh, khiến cho các quốc gia phải nhập khẩu hàng hóa thiết yếu, như lương thực, nhiên liệu, với giá đắt đỏ hơn. Để ứng phó với tình hình, ngân hàng trung ương các nước đồng loạt tăng lãi suất và có biện pháp mạnh tay để cứu đồng nội tệ. Về phía Mỹ, đồng USD mạnh lên đang gây ra sự bất ổn trên Phố Wall vì nhiều công ty trong S&P 500 có hoạt động kinh doanh khắp thế giới. Theo một ước tính của Morgan Stanley, mỗi khi chỉ số Dollar Index, tăng 1% thì lợi nhuận của các công ty trong S&P 500 giảm 0,5%.
“Cơn bão” bán tháo ập đến thị trường trái phiếu toàn cầu những ngày qua kéo theo lợi suất tăng vọt. Kể từ tháng 3/2020, trái phiếu Chính phủ Mỹ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên đã giảm giá 46%, trong khi trái phiếu 30 năm giảm 53%. Cùng với đó mới đây, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã vượt qua mức 5%, lần đầu tiên kể từ năm 2007, khi các nhà đầu tư liên tục bán tháo do lo ngại lạm phát có thể tiếp tục cao hơn trong bối cảnh chính phủ Mỹ đang ngập trong nợ. Điều này đã tạo ra làn sóng chấn động khắp thị trường tài chính, khiến các nhà đầu tư hoang mang và ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí vốn đầu tư.
Diễn biến lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm. Nguồn: Bloomberg
Đặc biệt, mối lo ngại lớn của các nhà đầu tư còn phải kể đến việc Fed vẫn đang quyết định giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang (Federal Funds Rate - FFR) ở mức cao nhất 22 năm: 5,25-5,5% đúng như dự báo. Trước đó, Fed đã có 11 lần tăng lãi suất, đưa lãi suất quỹ liên bang FFR từ mức thấp kỷ lục 0-0,25% thời Covid lên mức 5,25-5,5% - cao nhất kể từ năm 2001. Lãi suất dài hạn cao hơn hoạt động song song với việc FED thắt chặt lãi suất ngắn hạn. Tất cả những tỷ lệ tăng cao làm tăng chi phí và hạn chế hoạt động kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ lên thị trường vốn quốc tế, đặc biệt là các thương vụ gọi vốn, IPO.
VNG trì hoãn kế hoạch niêm yết, thị trường IPO chưa mấy khởi sắc
Cuối tháng 8 vừa qua, Công ty cổ phần VNG đưa ra thông báo VNG Limited đã chính thức nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC). VNG Limited, cổ đông của VNG, dự kiến sẽ chào bán ra công chúng (IPO) tại sàn chứng khoán Nasdaq Global Select Market với mã giao dịch “VNG”.
Ngay sau đó, theo nhiều nguồn tin, VNG sẽ tiến hành IPO lên sàn Nasdaq vào ngày 27/9. Tuy nhiên, kế hoạch đã không diễn ra như dự kiến.
Theo thông tin từ Tech in ASia, ông Lê Hồng Minh, CEO của VNG đã tiết lộ nguyên nhân hoãn kế hoạch niêm yết (IPO) của VNG Limited tại Mỹ vừa qua. Sau khi ban lãnh đạo công ty VNG gặp gỡ 120 nhà đầu tư toàn cầu trong năm qua để chia sẻ câu chuyện của mình, hầu hết họ vẫn chỉ chờ và quan sát thị trường. Chính vì thế, ông Lê Hồng Minh cho rằng các nhà đầu tư chưa sẵn sàng cho các đợt IPO của các công ty công nghệ ở châu Á.
Có thể thấy, các điều kiện của thị trường tài chính đối với việc chào bán cổ phiếu mới vẫn còn mong manh khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho việc lãi suất sẽ duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài ở hầu hết các nền kinh tế phát triển.
Theo CNN, các thị trường IPO đã không thành công trong năm nay bởi nhiều lý do. Hồng Kông đã bị cản trở do định giá kém, trong khi “một loạt các công ty tốt” bị ngăn cản niêm yết trên các sàn giao dịch ở đại lục Trung Quốc vì các hạn chế về quy định vào điều này sẽ tăng trong vòng sáu đến 12 tháng tới.
Việc niêm yết ở châu Âu và Mỹ cũng đang bị cản trở bởi lãi suất cao, điều này đã làm tăng lợi nhuận từ các tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ và làm giảm ham muốn đặt cược rủi ro hơn của các nhà đầu tư.
Dữ liệu của Dealogic cho thấy, việc niêm yết trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ tính đến thời điểm hiện tại chỉ đạt 20 tỷ USD, giảm 5% so với năm 2022 và chỉ là một phần nhỏ trong số 315 tỷ USD được ghi nhận vào năm 2021 và 168 tỷ USD vào năm 2020.
Các nhà đầu tư đang chuẩn bị cho việc lãi suất sẽ duy trì “cao hơn trong thời gian dài hơn” sau khi Fed phát tín hiệu rằng lãi suất có khả năng tiếp tục tăng một lần nữa trong năm nay và dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn vào năm 2024 so với dự kiến ban đầu.
“Việc Fed sẵn sàng giảm lãi suất xuống hoặc gần bằng 0 là rất thấp. Điều đó vốn đã thay đổi cuộc chơi và bối cảnh của thị trường IPO”, Kevin Gordon, chiến lược gia đầu tư cấp cao tại Charles Schwab nhận định. Có thể thấy, nhiều công ty đã hoãn hoặc ít nhất chưa công bố cụ thể thời gian IPO, thậm chí nếu IPO thành công thì sau đó giá cổ phiếu cũng rớt về dưới mức được niêm yết.
Masan khẳng định dấu ấn doanh nghiệp trên thị trường vốn
Khởi đầu từ một công ty có thế mạnh cốt lõi là sản xuất hàng tiêu dùng có thương hiệu, Masan đã và đang mở rộng sang lĩnh vực chế biến thịt có thương hiệu, bán lẻ, chuỗi F&B và dịch vụ viễn thông. Đây là chiến lược để Masan đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi hằng ngày và gia tăng khả năng tiếp cận đến 80% chi tiêu tiêu dùng của người Việt.
Năm 2021, trong số 8,8 tỷ USD các “ông lớn” thế giới rót vốn vào doanh nghiệp Việt, riêng Masan đã thu hút 2,3 tỷ USD.
Song hành cùng với tiến trình phát triển của Masan, mới đây Bain Capital đã xác nhận khoản đầu tư trị giá 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào doanh nghiệp này. Giao dịch này đánh dấu dự án đầu tiên của Bain Capital vào Việt Nam. Đồng thời, Masan cho biết các nhà đầu tư khác đang mong muốn đàm phán với công ty và khoản đầu tư vốn cổ phần của Bain Capital vào Masan Group có thể tăng lên tới 500 triệu USD. Số tiền thu được từ giao dịch này sẽ giúp giảm đòn bẩy tài chính, tối ưu bảng cân đối kế toán của công ty. Theo đó, Masan đặt mục tiêu đạt tỷ lệ Nợ ròng trên EBITDA ≤ 3,5x.
“Đây thuần túy là giao dịch vốn đầu tư cổ phần, không có cơ cấu phòng vệ giá hoặc vay cổ phiếu MSN dẫn đến việc bán cổ phiếu MSN ra thị trường vào ngày phát hành. Cấu trúc của khoản đầu tư trên được thiết kế nhằm đảm bảo các lợi ích của cổ đông hiện hữu của Masan”, Tập đoàn Masan nhấn mạnh trong thông cáo báo chí về tình hình kinh doanh 9 tháng đầu năm.
Thông qua dự án, ông Barnaby Lyons - lãnh đạo của Bain Capital, nhấn mạnh niềm tin vào nền tảng vững chắc, tầm nhìn và chiến lược tăng trưởng phù hợp để thành công trong một thị trường tiêu dùng hấp dẫn và tăng trưởng cao. Bain Capital nhận thấy cơ hội đầu tư đầy tiềm năng nhờ vào sự tăng trưởng liên tục của Masan, được những nhà lãnh đạo hàng đầu dẫn dắt. Quỹ cũng khẳng định về việc đầu tư lâu dài, đồng hành và hỗ trợ Masan trên hành trình phụng sự người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, thông qua các giao dịch huy động Masan vẫn thành công thu hút khoản vốn 1,25 tỷ USD thông qua gói tín dụng hợp vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế trong 12 tháng vừa qua. Với thời hạn 5 năm, khoản vay hợp vốn năm 2023 sẽ giúp Masan gia tăng nguồn vốn dài hạn và củng cố thanh khoản của tập đoàn.
Hiện tại được coi là “thời điểm vàng” của tiêu dùng Việt Nam khi các tập đoàn lớn nước ngoài và các quỹ đầu tư tranh thủ rót tiền vào các doanh nghiệp lớn, đặc biệt trong lĩnh vực tiêu dùng, bán lẻ, dược phẩm và tài chính.
Soi danh mục đầu tư của Bain Capital: Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới kỳ vọng điều gì khi rót vốn "khủng" vào Masan?