🐦 Ưu đãi sớm giúp bạn tìm được cổ phiếu sinh lời nhất mà lại tiết kiệm chi phí. Tiết kiệm tới 55% với InvestingPro vào ngày Thứ Sáu ĐenNHẬN ƯU ĐÃI

Mặc lệnh cấm, các ‘ông lớn’ sản xuất chip của nền kinh tế số 1 thế giới vẫn hết lòng phục vụ Trung Quốc

Ngày đăng 15:53 16/04/2024
Mặc lệnh cấm, các ‘ông lớn’ sản xuất chip của nền kinh tế số 1 thế giới vẫn hết lòng phục vụ Trung Quốc
INTC
-
NVDA
-
AMD
-

Theo CNBC, Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng của các gã khổng lồ sản xuất chip Mỹ bất chấp căng thẳng gia tăng giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Trung Quốc vẫn được coi là là thị trường thiết yếu đối với hầu hết các nhà sản xuất chip của Mỹ, mặc cho những nỗ lực của Washington nhằm hạn chế doanh số bán chip cho nước này và trong bối cảnh Bắc Kinh thúc đẩy khả năng tự cung cấp trong lĩnh vực bán dẫn.

Dữ liệu từ S&P Global cho thấy doanh thu của các gã khổng lồ chip của Mỹ như Intel (NASDAQ:INTC), Broadcom, Qualcomm và Marvell Technology tại thị trường Trung Quốc đều cao hơn so với Mỹ.

Trung Quốc vẫn là thị trường chính của các nhà sản xuất chip Mỹ. Ảnh: CNBC
CNBC đưa tin, Mỹ trước đó đã thông qua một loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu bắt đầu từ tháng 10/2022 nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với công nghệ chip tiên tiến, đặc biệt là những công nghệ được sử dụng trong các ứng dụng AI.

Chris Miller, tác giả cuốn “Chip War”, bình luận rằng: “Trung Quốc vẫn là một thị trường quan trọng đối với các nhà sản xuất chip Mỹ. Đáng chú ý, các lệnh hạn chế của Mỹ trong việc xuất khẩu chip AI tiên tiến cho Trung Quốc đã cho phép hầu hết các công ty nước này tiếp tục bán các loại chip cho khách hàng Trung Quốc”.

William B. Bailey, nhà phân tích công nghệ, truyền thông và viễn thông hàng đầu tại Nasdaq IR Intelligence, cho biết: “Còn rất nhiều loại chip 'cao cấp' vẫn được phép sử dụng ở những nơi mà các công ty chip có trụ sở tại Mỹ chiếm ưu thế và dẫn đầu”.

Được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm, từ điện thoại thông minh đến xe điện, chất bán dẫn đã trở thành ưu tiên hàng đầu của quốc gia trên thế giới.

Theo dữ liệu từ công ty tư vấn công nghệ Omdia, Trung Quốc tiêu thụ gần 50% sản lượng bán dẫn của thế giới vì đây là thị trường lắp ráp thiết bị tiêu dùng lớn nhất.

Điều hướng xuất khẩu

Các nhà sản xuất chip của Mỹ như Micron Technology, AMD (NASDAQ:AMD) và Nvidia (NASDAQ:NVDA) đều cố gắng phục vụ khách hàng Trung Quốc của họ ngay cả khi đối mặt với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

Khi làn sóng hạn chế đầu tiên của Mỹ có hiệu lực vào cuối năm 2022, Nvidia và Intel đã thiết kế các phiên bản sửa đổi của sản phẩm chip AI cho thị trường Trung Quốc.

Một năm sau, Mỹ cập nhật các quy tắc xuất khẩu để giải quyết những lỗ hổng này. Tuy nhiên, ngay sau đó, có thông tin cho rằng Nvidia đang nghiên cứu một con chip mới sản xuất cho Trung Quốc.

Đối mặt với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, một số nhà sản xuất đã điều chỉnh thiết kế chip của họ để bán sang Trung Quốc. Ảnh: CNBC
Đồng thời, Intel được cho là đã tiếp tục bán chip xử lý máy tính xách tay trị giá hàng trăm triệu USD cho công ty viễn thông Trung Quốc Huawei nhờ giấy phép xuất khẩu do chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump cấp.

Ngoài ra, Intel, Qualcomm và Nvidia còn là thành viên của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn, một tổ chức thương mại bán dẫn lớn của Mỹ. Họ đưa ra tuyên bố yêu cầu Mỹ giảm bớt căng thẳng và tạm dừng các lệnh trừng phạt tiếp theo do tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với các công ty chip trong nước.

Giữa lập trường chính sách cứng rắn của Mỹ, Trung Quốc cũng đáp trả tương tự. Vào tháng 5 năm ngoái, các con chip do Micron của Mỹ sản xuất đã bị cấm sử dụng trên cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng ở Trung Quốc sau đợt kiểm tra của Cơ quan quản lý không gian mạng của nước này.

Micron hiện đang xây dựng một cơ sở sản xuất thử nghiệm và lắp ráp mới tại Tây An, Trung Quốc. Một phát ngôn viên của công ty khẳng định quốc gia này “vẫn là một thị trường quan trọng đối với Micron và ngành công nghiệp bán dẫn”. Việc sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu vào nửa cuối năm 2025.

Nỗi lo thị phần

Trung Quốc đang nỗ lực tự lực bằng cách xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn nội địa để đáp trả việc Mỹ và Hà Lan hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến của nước này.

Theo đó, Bắc Kinh đã trợ cấp hàng tỷ NDT cho các công ty sản xuất chip của mình nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước.

Trung Quốc đang nỗ lực tự cung cấp chip riêng. Ảnh: Business Times
Phân tích của TechInsights về smartphone Mate 60 Pro của Huawei tiết lộ một con chip tiên tiến đã được sản xuất bởi nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc - SMIC. Họ cho rằng chiếc smartphone này còn được trang bị kết nối 5G - loại công nghệ mà lệnh trừng phạt của Mỹ đã ngăn chặn Huawei tiếp cận nó.

Tác giả Miller nhận định, Chính phủ Trung Quốc “ngày càng tập trung” vào việc thuyết phục các công ty của mình mua chip sản xuất trong nước. Ông lưu ý: “Trừ khi các công ty nước ngoài có lợi thế công nghệ đáng kể so với các đối thủ nội địa Trung Quốc, họ sẽ mất thị phần ở quốc gia này”.

Tuy nhiên, theo Brady Wang, phó Giám đốc tại Counterpoint Research, trong phân khúc thị trường GPU AI, các công ty Mỹ như Nvidia và Intel ước tính sẽ dẫn đầu về công nghệ so với các đối thủ Trung Quốc khoảng 3 đến 5 năm.

Ông nói thêm: “Chúng tôi tin rằng Trung Quốc vẫn có thể xây dựng chuỗi cung ứng GPU địa phương cho các phân khúc thị trường cụ thể, nhưng số lượng sẽ hạn chế với chi phí cao hơn nhiều”.

>> Vượt mặt hàng loạt siêu cường thế giới, láng giềng Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng hóa trong 15 năm liên tiếp

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.