Các quốc gia thành viên EU vừa đạt được một thỏa thuận về quy tắc bảo vệ quyền lợi cho hơn 5,5 triệu lao động trong nền kinh tế tự do này. Quốc tếGần 6 triệu lao động tự do ở châu Âu sẽ được coi là nhân viên chính thứcQuỳnh Vân • {Ngày xuất bản}Các quốc gia thành viên EU vừa đạt được một thỏa thuận về quy tắc bảo vệ quyền lợi cho hơn 5,5 triệu lao động trong nền kinh tế tự do này.
Theo thông tin mới nhất của Fortune, các nhà đàm phán của Liên minh Châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận lịch sử nhằm phân loại lại hàng triệu người làm việc cho các ứng dụng gọi xe và giao đồ ăn thành nhân viên chính thức.
Nhờ đó, họ sẽ được tiếp cận các quyền lao động và phúc lợi xã hội như lương tối thiểu, hưởng lương khi nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ phép, đóng bảo hiểm xã hội…
Các quy định trong thỏa thuận này đặt ra 5 điều kiện, và nếu người lao động của các nền tảng đáp ứng ít nhất 2 trong số này, họ sẽ được xem là nhân viên chính thức.
Những điều kiện đó bao gồm: giới hạn về thu thập, giám sát hiệu suất, kiểm soát việc phân phối công việc, hạn chế về giờ làm và các điều kiện làm việc, quy định cách ăn mặc hoặc hành xử của người lao động.
Thêm nữa, các nước thành viên EU vẫn có thể mở rộng danh sách các tiêu chí này trước khi thông qua.
Trong nhiều năm, tình trạng của những người chuyển phát giao hàng và tài xế của các ứng dụng, như Uber và Deliveroo, luôn là một điều gây tranh cãi trên toàn thế giới.
Theo các quy định mới của EU, tài xế giao đồ ăn cho các nền tảng như Uber Eats và Deliveroo có thể được tái phân loại thành nhân viên chính thức, và hưởng các quyền lợi lao động theo luật định. Ảnh: FortuneTrong khi nhiều ứng dụng cho biết họ cung cấp cho tài xế tính linh hoạt và quyền tự do tự kinh doanh, một số nhà hoạt động vì quyền lao động lại khẳng định biện pháp bảo vệ người lao động mà họ đem lại là quá ít.
Elisabetta Gualmini, nghị sĩ quốc hội nhận xét đây là một thỏa thuận mang tính cách mạng và là khuôn khổ pháp lý đầu tiên dành cho những người làm việc trên nền tảng kỹ thuật số.
Như vậy, những người lao động sẽ nhận được quyền lợi tốt hơn và có thể cạnh tranh công bằng.
Thỏa thuận cũng yêu cầu các nền tảng thông báo cho người lao động khi họ bị theo dõi hoặc quản lý bởi các thuật toán, do điều này có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch đối với người lao động về các quyết định được đưa ra lẫn cách dữ liệu cá nhân của họ được sử dụng.
Cụ thể, các công ty sẽ không được phép xử lý một số loại dữ liệu cá nhân nhất định, bao gồm các cuộc trò chuyện riêng tư và thông tin có thể được sử dụng để suy ra chủng tộc, quan điểm chính trị, tình trạng di cư hoặc tình trạng sức khỏe.
Phát ngôn viên của Uber cho biết công ty ủng hộ các nỗ lực “cải thiện điều kiện làm việc và bắt buộc bảo vệ nhân viên trên nền tảng ở châu Âu” nhưng cũng hy vọng thỏa thuận trên đảm bảo “sự rõ ràng về mặt pháp lý”.
Theo ước tính của ủy ban châu Âu, ngành này sẽ phải gánh thêm 4,5 tỷ euro (4,9 tỷ USD) mỗi năm dựa trên số lượng công nhân đủ điều kiện vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, vẫn có lo ngại rằng các quy định việc làm chặt chẽ hơn sẽ buộc các nền tảng giao hàng phải cắt giảm dịch vụ. Một luật tương tự được thông qua ở Tây Ban Nha 2 năm trước đã khiến Deliveroo rút khỏi quốc gia này, còn các ứng dụng giao đồ ăn khác phải giảm hoạt động của họ.
Thỏa thuận tạm thời hôm 13/12 hiện vẫn phải được Hội đồng và Nghị viện Châu Âu xác nhận và thông qua. Các quốc gia thành viên sau đó sẽ có 2 năm để áp dụng các quy định, theo thông báo của EU.
>> Các nước châu Âu siết chặt biên giới trước làn sóng nhập cư gia tăng bất thường