🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

“Chứng khoán Mỹ sẽ không tạo đáy cho tới khi lạm phát đạt đỉnh”

Ngày đăng 01:00 22/06/2022
“Chứng khoán Mỹ sẽ không tạo đáy cho tới khi lạm phát đạt đỉnh”
US500
-
DJI
-

Vietstock - “Chứng khoán Mỹ sẽ không tạo đáy cho tới khi lạm phát đạt đỉnh”

Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua giai đoạn biến động điên cuồng giữa hai sắc xanh và đỏ. Tuy nhiên, đà bán tháo đã đẩy chỉ số S&P 500 rơi vào thị trường con gấu.

Khi được hỏi liệu thị trường đã chạm đáy hay chưa, chuyên gia kỳ cựu Ed Yardeni cho rằng: “Thị trường khó thoát khỏi tình cảnh hiện nay một cách nhanh chóng, nhất là khi các yếu tố cơ bản vẫn còn bất ổn”.

“Tôi nghĩ các nhà đầu tư đã nhận được bài học trong năm nay, rằng ‘đừng chống lại Fed’”, vị chuyên gia này nói thêm. Nói cách khác, người tham gia thị trường nên điều chỉnh các khoản đầu tư theo chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), thay vì chống lại họ.

“Trong nhiều năm qua, không chống lại Fed có nghĩa là nếu Fed đang trong xu hướng nới lỏng tiền tệ, thì bạn nên mua vào cổ phiếu”, ông Yardeni nhận định. “Nhưng tình hình đã thay đổi rõ rệt trong năm nay, ‘đừng chống lại Fed’ giờ có nghĩa là không đối đầu với Fed ngay khi họ chiến đấu với lạm phát. Và bối cảnh hiện nay không phải môi trường tốt cho cổ phiếu trong ngắn hạn”.

“Quá muộn để hoảng loạn”

Với lạm phát lập đỉnh mới trong năm nay, Fed đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào tuần trước, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994, đồng thời báo hiệu sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách. Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng nhiều khả năng sẽ nâng lãi suất thêm 50 hoặc 75 điểm cơ bản nữa trong cuộc họp chính sách tháng 7.

Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ lại đang đối mặt với rủi ro lạm phát đình trệ khi mà tăng trưởng giảm tốc và giá cả tiếp tục leo thang.

Phố Wall đổ nhào khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ và lạm phát gia tăng nhanh chóng. Tuần trước, chỉ số S&P 500 ghi nhận tuần giảm thứ 10 trong 11 tuần gần nhất, và đang bước vào thị trường con gấu. Trong ngày 16/06, toàn bộ 11 nhóm ngành cổ phiếu đóng cửa giảm hơn 10% kể từ đỉnh gần nhất. Tuần trước, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones lần đầu tiên mất mốc 30,000 điểm kể từ tháng 1/2021.

Ông Yardeni nói rằng đà giảm của thị trường “sẽ không kết thúc” cho đến khi có những dấu hiệu đạt đỉnh của lạm phát. Đà tăng của lạm phát phần lớn đến từ giá thực phẩm và năng lượng. Nhiều nhà quan sát thị trường cũng đổ lỗi cho Fed vì đã kích thích nền kinh tế quá đà trong đại dịch Covid-19.

“Lạm phát phải đạt đỉnh trước khi thị trường có thể hồi phục trở lại”, ông nói, đồng thời cho biết thêm có thể đến tận năm sau lạm phát mới đạt đỉnh.

Nhưng ông cũng tin rằng thị trường đã “hết lực bán ra”. “Giờ đã quá muộn để hoảng sợ. Tôi nghĩ rằng các nhà đầu tư dài hạn sẽ nhận thấy một số cơ hội tuyệt vời trong thị trường hiện nay”, ông nói.

Khả năng suy thoái

Những đồn đoán về nguy cơ suy thoái xuất hiện ngày càng nhiều khi công chúng hoài nghi về khả năng tạo đợt hạ cánh mềm từ Fed. Thị trường con gấu thường báo trước về suy thoái, nhưng không phải nguyên nhân gây ra chúng.

Mark Jolley, Chuyên gia toàn cầu tại CCB International Securities, cho biết: “Đây sẽ là cuộc suy thoái đầu tiên sẽ gây tổn thương cho người giàu nhiều hơn so với người bình thường”.

“Nếu quan sát, bạn sẽ thấy rằng cả thị trường cổ phiếu lẫn trái phiếu đều đang trượt dốc. 2022 sẽ là năm phá hủy của cải ghê gớm nhất kể từ năm 1938”, ông nói.

Khi lãi suất lên cao hơn, giá trị tài sản mà mọi người mua bằng tiền vay sẽ giảm, điều này cho thấy các khoản thế chấp đang gặp nguy hiểm.

Ông cảnh báo: “Nếu sử dụng đòn bẩy và nắm giữ một tài sản lâu dài, thì giá trị tài sản đảm bảo cho món tài sản đó đã giảm 20%. Thử tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra với hệ thống ngân hàng trong bất kỳ nền kinh tế nào khi giá nhà của bạn mất 20%”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.