💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Chiến tranh thương mại với Mỹ có thể là điểm bùng phát của nền kinh tế Trung Quốc

Ngày đăng 16:15 25/04/2018
Chiến tranh thương mại với Mỹ có thể là điểm bùng phát của nền kinh tế Trung Quốc

Vietstock - Chiến tranh thương mại với Mỹ có thể là điểm bùng phát của nền kinh tế Trung Quốc

Mặc dù những nhận định về việc áp đặt thuế quan lên Trung Quốc đã lắng xuống trong vài tuần qua, nhưng khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại vẫn còn đó.

Vào ngày 18/04/2018, Trung Quốc đã áp đặt phí 178.6% lên lúa miến nhập khẩu từ Mỹ – vốn được sử dụng để chế biến một loại rượu rất phổ biến ở Trung Quốc. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế tới 150 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc từ tấm năng lượng mặt trời, máy bay cho tới xe hơi.

Nếu chiến tranh thương mại với Mỹ thực sự xảy ra thì triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể bị tác động vô cùng nặng nề. Mặc dù nền kinh tế nước này đã dần chuyển sang hướng nội nhiều hơn trong vài năm vừa qua, phụ thuộc vào chính những người dân Trung Quốc để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng Bắc Kinh vẫn xuất khẩu hàng tỷ USD hàng hóa và dịch vụ mỗi năm. Năm 2017, Trung Quốc đã xuất khẩu 506 tỷ USD tới Mỹ (tương đương 20% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu), trong khi Mỹ chỉ xuất khẩu 130 tỷ USD tới Trung Quốc.

Hồi tháng 1/2018, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể vượt mốc 6.6% trong năm 2018, nhưng cũng có thể giảm bớt nhiều nhất là 0.5% nếu những hàng rào thuế quan từ Mỹ bắt đầu có hiệu lực – và thậm chí có thể còn giảm tốc hơn nữa nếu một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu diễn ra thực sự. Nền kinh tế Trung Quốc có thể vượt qua một mức giảm nhẹ về tăng trưởng kinh tế, một phần là vì nước này ngày càng phụ thuộc vào chi tiêu nội địa, nhưng đây không phải là tình huống tiêu cực duy nhất mà họ phải đối mặt.

Trong vài năm vừa qua, tỷ lệ nợ/GDP của Trung Quốc đã nhảy vọt lên hơn 300%, từ mức 160% tại thời điểm 10 năm về trước. Điều này khiến nhiều người – bao gồm cả các quan chức Trung Quốc – lên tiếng cảnh báo rằng hiện tượng bong bóng nợ trong lĩnh vực tài chính đang chờ chực phát nổ.

“Nếu xem xét tới các chỉ báo cổ điển như tỷ lệ nợ trên GDP hoặc tỷ lệ nợ doanh nghiệp trên GDP và các tỷ lệ này đã tăng như thế nào theo thời gian thì bạn sẽ nhận ra các dấu hiệu đáng ngại”, David Dollar, quan chức cấp cao tại John L. Thornton China Center, cho hay.

Mọi thứ có thể tệ tới mức nào? Sau cuộc suy thoái, Trung Quốc đã chi ra hàng ngàn tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng, trong đó nhiều ngân hàng – bao gồm cả các ngân hàng không được kiểm soát (hay ngân hàng ngầm) – cho các công ty vay tiền nhưng họ lại không có khả năng trả nợ. Theo thông tin của một hãng tin Trung Quốc, Lai Xiaoming, Chủ tịch của China Huarong Asset Management – một trong những công ty quản lý tài sản lớn nhất của Trung Quốc – cho biết tổng lượng nợ xấu có thể chạm mức kỷ lục 476 tỷ USD vào năm 2020.

Khoản nợ xấu là khoản nợ do các ngân hàng hoặc các ngân hàng ngầm cho vay tới các công ty hoặc những người dân không có khả năng trả nợ hoặc không thể thanh toán lãi vay. Rủi ro ở đây là các khoản nợ đó không được thanh toán và các ngân hàng bắt đầu đánh mất rất nhiều tiền của họ, Peter Pauly, Giáo sư kinh tế tại Trưởng Quản lý Rotman, cho hay.

Nhiều trong số những khoản vay này được thực hiện để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng – một yếu tố đã giúp vực dậy nền kinh tế. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã đạt mức 9.5%-10.5% trong giai đoạn 2008-2011, nhưng rõ ràng là những khoản chi tiêu đó phải trả phí lãi vay.

“Đúng là cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đã cải thiện rất nhiều, nhưng mặt khác, các khoản đầu tư đã thực hiện thông qua một hệ thống tiền tệ rất kém phát triển”, ông Pauly cho hay. “Đây là một loại tăng trưởng chẳng có kiểm soát và việc đòn bẩy quá cao là kết quả của việc thiếu kiểm soát trong quá trình đó”.

Còn hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008

Ông Pauly nhận định vấn đề nợ xấu có thể tệ hơn mọi người nghĩ rất nhiều. Chính phủ Trung Quốc đang phải đối phó với một lĩnh vực ngân hàng kém phát triển với rất ít quy định, ít nhất là so với hệ thống ngân hàng Mỹ. Việc đối phó với loại hệ thống này và lượng nợ xấu sinh ra từ đó là những thách thức đáng gờm cho Chính phủ Trung Quốc, ông nói.

Vấn đề lớn nhất là gì? Đó là ngành ngân hàng ngầm (shadow banking) – một hệ thống gần như không thể tìm hiểu. Trên thực tế, giá trị của khoản nợ xấu có thể trở nên tệ hơn, nếu chỉ khi mọi người biết được những gì đang xảy ra bên trong hệ thống ngân hàng ngầm tăm tối này.

“Chẳng ai biết được ai sở hữu cái gì, với ai hoặc bao nhiêu”, ông Pauly cho hay. “Chỉ khi nó bắt đầu phá sản thì mọi thứ bắt đầu vụn vỡ”.

Ông Pauly cho hay hệ thống ngân hàng ngầm có thể là vấn đề tài chính đáng lo ngại nhất trong nhiều thập kỷ, thậm chí còn rắc rối hơn cả cuộc khủng hoảng nợ thế chấp dưới chuẩn – một yếu tố đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.

Nhiều trong số các định chế phi ngân hàng này đã tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng vô cùng rủi ro, như các mỏ khai thác đồng và than đá, hoặc các tòa nhà được xây dựng một cách yếu kém, bằng cách sử dụng nhiều loại công cụ tài chính bất thường, Louis Lau, Giám đốc của nhóm đầu tư tại Brandes Investment Partners, cho hay.

Các ngân hàng truyền thống cũng phải bán nợ xấu tới những định chế phi ngân hàng này, sau đó những định chế này gói các khoản nợ này lại và bán cho những người tiêu dùng và cả ngân hàng.

Có hàng ngàn tỷ USD trong các sản phẩm quản lý tài sản không được kiểm soát là một rủi ro vô cùng lớn cho nền kinh tế Trung Quốc, ông Lau nói rõ. Nếu những khoản nợ không được thanh toán thì các ngân hàng có thể bắt đầu phá ản, còn các chính quyền địa phương – nhiều người đã hưởng lợi từ những khoản vay này – và các công ty khác có thể gặp rắc rối.

Xét cho cùng, Trung Quốc đã đi quá xa trong việc thúc đẩy nền kinh tế sau cuộc suy thoái.

“Cuộc khủng hoảng toàn cầu quả là một cú sốc quá lớn đối với họ và họ xử lý bằng rất nhiều khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng”, ông Dollar cho hay. “Họ đã làm hơi quá và khiến những khoản đầu tư này có tỷ suất sinh lợi thấp”.

Nếu các ngân hàng Trung Quốc bắt đầu tụt dốc thì điều này chắc chắn sẽ khiến thị trường hoảng loạn thật sự. Với phần lớn lượng nợ xấu được nắm giữ bởi các pháp nhân Trung Quốc, chúng ta có thể không chứng kiến cuộc khủng hoảng ngân hàng kiểu như của Hy Lạp hoặc Tây Ban Nha, ông Lau cho hay.

Công cuộc cải cách của Trung Quốc

Bất chấp tỷ lệ nợ/GDP ngất ngưỡng, cơ hội để Trung Quốc bùng phát là rất nhỏ, ông Lau nói rõ. Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp để giảm bớt lượng nợ xấu. Trong tháng 11/2017, họ đã thành lập ủy ban ổn định và phát triển tài chính – một cơ quan pháp lý để tạo lập và thi hành các quy định ngân hàng nghiêm ngặt hơn và điều phối cải cách tài chính.

Một trong những điều Chính phủ Trung Quốc yêu cầu là các ngân hàng phải ngưng cung cấp các khoản đầu tư có đảm bảo và cũng cố gắng giảm bớt lượng nợ xấu trong bảng cân đối kế toán, ông Lau cho hay.

Bên cạnh đó, 4 ngân hàng lớn nhất (Big 4) ở Trung Quốc – vốn được xem là những công ty chất lượng cao – chiếm tới 70% hệ thống ngân hàng, ông Lau chia sẻ. Khối Big 4 này không hề tham gia vào các loại hình tài chính mà những ngân hàng khác đang tham gia vào.

“Hơn 50% hệ thống ngân hàng không tham gia vào các sản phẩm quản lý tài sản này”, ông Lau cho biết.

Trung Quốc cũng có các biện pháp khác để đẩy mạnh hệ thống ngân hàng khi cần thiết. Nếu có thể thanh toán lãi vay của các khoản nợ xấu hoặc tạo các “ngân hàng xấu” để nắm giữ các khoản nợ xấu, ông Pauly cho hay. Ít nhất là mọi người biết được lượng nợ xấu được trữ ở một định chế.

Áp lực chiến tranh thương mại

Ngay cả khi Trung Quốc có thể ngăn chặn một cuộc khủng hoảng xảy ra, việc đòn bẩy tài chính quá cao vẫn tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Ông Lau chỉ ra rằng trong lịch sử, các quốc gia có nợ quá cao thường sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm. Kết hợp cùng với một cuộc chiến tranh thương mại, GDP Trung Quốc có thể giảm nhanh hơn nhiều người nghĩ.

Với tình hình hiện nay, hàng rào thuế quan của Mỹ lên Trung Quốc sẽ không có tác động quá nhiều. Quốc gia này hiện đang ít phụ thuộc vào xuất khẩu hơn trước đây, và họ cũng có thể lách các hàng rào thuế quan này bằng cách xuất khẩu sang các nước khác, ông Pauly cho hay.

Tuy nhiên, nếu Mỹ quyết định áp đặt hàng rào thuế quan lên mọi hàng hóa của Trung Quốc (khoảng 500 tỷ USD hàng hóa) thì nền kinh tế Trung Quốc có thể giảm tốc mạnh. Cùng với các vấn đề tài chính, thì không phải không có khả năng tăng trưởng Trung Quốc giảm mạnh.

Ông Dollar nói: “Nếu tăng trưởng giảm về mức 2% thì sẽ có một cuộc khủng hoảng thật sự”.

Mức tăng trưởng 2% sẽ gây nhiều vấn đề trong quốc gia này, nhất là nếu lượng công việc mất đi gia tăng hoặc tăng trưởng vẫn ở mức thấp trong thời gian dài, nhưng ông Dollar cho biết mức giảm mạnh về tăng trưởng kinh tế có thể là những gì mà quốc gia này cần.

“Có rất nhiều cuộc cải cách mà họ cần phải thực hiện, vì vậy nếu thực hiện cải cách và bị cuốn vào cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ dẫn tới sự giảm mạnh về tăng trưởng thì họ có thể đối phó bằng cách mở cửa nền kinh tế nhiều hơn và xử lý các rủi ro tài chính và tạo ra một nền kinh tế theo định hướng thị trường nhiều hơn”, ông cho hay. “Họ có thể trở nên tốt hơn nếu xảy ra khủng hoảng vì điều này sẽ khiến Chính phủ tập trung vào những việc cần phải làm”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.