Đây là một trong những vụ tai nạn máy bay kinh hoàng nhất và trở thành “bài học máu” của ngành hàng không. Vào sáng thứ 2, ngày 12/8/1985, chuyến bay mang số hiệu 123 của hãng hàng không Japan Airlines đã gặp một tai nạn vô cùng thảm khốc. Được biết, chiếc máy bay Boeing (LON:SBA) 747 này dự kiến sẽ có hành trình xuất phát từ sân bay Tokyo Haneda đến thành phố Osaka. Thời gian bay dự kiến là 54 phút.
Chuyến bay này đã kín chỗ ngồi với 509 hành khách và 15 người trong phi hành đoàn. Tuy nhiên, ít ai ngờ đây lại trở thành thảm kịch kinh hoàng đối với Nhật Bản cũng như toàn ngành hàng không thế giới.
Thảm kịch kinh hoàng
Vào năm đó, Boeing 747 là máy bay chở khách lớn nhất và ấn tượng nhất thế giới, với hồ sơ an toàn gần như tuyệt đối.
Tuy nhiên, vào lúc 18 giờ 12 phút (giờ địa phương), tưởng chừng chiếc Boeing 747 mang số hiệu JAL123 của Japan Airlines đã hoàn thành việc cất cánh từ đường băng 16L một cách bình thường thì chỉ 12 phút sau, một vụ nổ lớn đã bất ngờ xảy ra.
Sau khi chiếc Boeing 747 đạt độ cao hành trình hơn 7.300m, vách ngăn phía đuôi máy bay đột nhiên bị vỡ, kèm theo một tiếng nổ lớn. Vách ngăn này có vai trò ngăn cách cabin hành khách được điều áp với phần đuôi không điều áp của máy bay.
Sau khi chiếc Boeing 747 đạt độ cao hành trình hơn 7.300m, vách ngăn phía đuôi máy bay đột nhiên bị vỡ |
Chỉ trong 46 giây sau, phi công đã gửi mã 7700 dùng trong trường hợp khẩn cấp tới kiểm soát không lưu và yêu cầu được quay lại sân bay ở Tokyo. Dù được chấp nhận yêu cầu này nhưng chiếc Boeing 747 đã không thể quay đầu do phi công không thể điều khiển cánh định hướng được nữa.
Toàn bộ hành khách đều vô cùng sợ hãi và kêu lớn trong vô vọng.
Vào hồi 18 giờ 56 phút, cánh phải của máy bay quệt vào sườn núi Takamagahara ở độ cao hơn 1.978m với tốc độ 630km/h. Chiếc máy bay sau đã đâm vào sườn núi thứ hai ở độ cao 1.565m và chính thức phát nổ. Không có phép màu, 520 người trên khoang đã thiệt mạng và chỉ có 4 hành khách may mắn sống sót.
Hiện trường đổ nát sau vụ tai nạn máy bay |
Ngoài ra, nếu nhóm tìm kiếm tiếp cận hiện trường sớm hơn, số người sống sót có thể cao hơn. Bởi theo Yumi Ochiai, sau khi máy bay rơi, cô đã nghe thấy tiếng rên rỉ vì đau đớn của rất nhiều người xung quanh. Cô nhận ra vẫn có một số người vẫn sống sót nhưng họ đã không thể vượt qua đêm lạnh giá đó.
Nguyên nhân gây ra vụ tai nạn kinh hoàng
Theo điều tra, vách ngăn áp suất của máy bay từng bị nứt khi đuôi của nó quệt vào đường băng lúc hạ cánh ngày 2/6/1978 và đã được một nhóm kỹ thuật viên của Boeing sửa chữa. Nhưng điều tra viên phát hiện ra rằng quá trình sửa chữa đã không được thực hiện chính xác. Cụ thể, khi phần bị thủng của vách ngăn theo nguyên tắc phải được nối bằng 2 hàng đinh tán, nhưng những kỹ thuật viên lại chỉ ghép nối chúng bằng 1 hàng đinh tán duy nhất, điều này đã khiến cho hàng đinh tán phải chịu lực nén gấp đôi so với thông thường.
Điều tra viên phát hiện ra rằng quá trình sửa chữa máy bay đã không được thực hiện chính xác khiến thảm kịch đã xảy ra |
Hiện tại, chiếc máy bay xấu số này vẫn đang được để tại bảo tàng của hãng hàng không Japan Airlines cùng di vật của những hành khách tử nạn trong chuyến bay.
Dù nguyên nhân thảm kịch được xác định là do lỗi của các kỹ thuật viên Boeing, hãng hàng không Japan Airlines vẫn coi đây là một "bài học được viết bằng máu" mà tất cả nhân viên không được phép quên.
Hàng năm, Japan Airlines đã tổ chức các lớp tập huấn về quy trình ứng phó khẩn cấp cho nhân viên, hướng dẫn họ cách xử lý và sơ tán hành khách khi máy bay gặp nạn hay những tình huống như họ cần làm gì khi không thể liên lạc được với buồng lái.
>> Nổ lớn khiến thân máy bay bị ‘xé toạc’ ở độ cao 7.000m, hơn 300 người chỉ có 45 giây để đấu tranh sinh tử