Các quốc gia ASEAN áp thuế lên các doanh nghiệp kỹ thuật số

Ngày đăng 22:09 27/11/2020
Các quốc gia ASEAN áp thuế lên các doanh nghiệp kỹ thuật số
GOOGL
-
META
-
GOOG
-

Vietstock - Các quốc gia ASEAN áp thuế lên các doanh nghiệp kỹ thuật số

Các Chính phủ ở khu vực ASEAN đang ra động thái để áp thuế lên các công ty kỹ thuật số, làm dấy lên nỗi lo lắng trong số các doanh nghiệp Internet đa quốc gia – vốn đã bùng nổ giữa đại dịch Covid-19.

Từ Thái Lan cho tới Indonesia, các loại thuế mới đã có hiệu lực hoặc đang được đưa ra và sẽ "bào mòn" lợi nhuận của những công ty kỹ thuật số. Đây là nhóm công ty đã hưởng lợi từ sự trỗi dậy của làn sóng kỹ thuật số tại khu vực 650 triệu người này.

Biện pháp áp thuế là một phần trong các động thái để cố gắng mang nền kinh tế kỹ thuật số vào mạng lưới thuế.

Thật vậy, các công ty công nghệ hiện đang là mục tiêu của mạng lưới thuế dịch vụ kỹ thuật số - vốn đang dần dần bị thắt chặt ở một vài nước châu Âu. Tuần này, các cơ quan chức trách tại Pháp bắt đầu gửi yêu cầu thanh toán thuế dịch vụ kỹ thuật số cho các công ty công nghệ, tờ Financial Times đưa tin.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OPEC) đang cố gắng giải quyết vấn đề ở cấp độ đa phương với nỗ lực cải cách quy định thuế quốc tế, đồng thời kiểm soát cách các doanh nghiệp đa quốc gia đóng thuế ở những quốc gia mà họ hoạt động.

Các chuyên gia thuế cho biết nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp thường được xác định tại nơi công ty có sự hiện diện thực tế chứ không phải thị trường nước ngoài. Điều này dẫn tới một sân chơi không công bằng, trong đó những nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số nội địa phải đóng thuế cho Chính phủ nước họ, trong khi những đối thủ cạnh tranh nước ngoài lại thoát khỏi lưới thuế.

“Ở hầu hế quốc gia mà họ cung cấp dịch vụ, họ thường không có một thực thể thực tế và do đó không phải đóng thuế doanh nghiệp. Ở những thị trường khác mà họ có công ty con, họ có thể chuyển lợi nhuận sang một thiên đường thuế”, Abhineet Kaul, Trưởng bộ phận lĩnh vực công và tư vấn Chính phủ tại công ty Frost and Sullivan, nói với Nikkei Asia.

Giữa lúc OECD cố gắng đưa ra một khuôn khổ thuế kỹ thuật số quốc tế thông qua việc đàm phán với hơn 130 quốc gia, một số quốc gia châu Á đã đưa ra quy định của riêng họ.

Thái Lan yêu cầu các nền tảng kỹ thuật số nước ngoài không có công ty con tại Thái Lan và kiếm hơn 57,000 USD/năm phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) 7% đối với doanh số. Điều này có thể tạo ra 96 triệu USD nguồn thu hàng năm cho Chính phủ, theo nghiên cứu của Maybank Kim Eng, một cánh tay môi giới của ngân hàng Malayan Banking.

Tại Indonesia, Chính phủ áp thuế 10% đối với doanh số của các công ty cung cấp dịch vụ và sản phẩm kỹ thuật số trong tháng 8/2020. Phạm vi áp thuế này bao gồm dịch vụ streaming, ứng dụng di động và game kỹ thuật số.

Singapore và Malaysia cũng đưa ra cơ chế thuế kỹ thuật số cho những nền tảng nước ngoài và cơ chế này đã có hiệu lực trong năm 2020. Cụ thể, Singapore nhắm tới các nền tảng dịch vụ nước ngoài mà người dân có sử dụng, trong khi Maláyia áp thuế dịch vụ 6% đối với các công ty nước ngoài có doanh thu hàng năm trên 120,000 USD.

Tại Philippines, cơ quan chức trách đưa ra một đạo luật để đáp thuế những công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật số như Facebook (NASDAQ:FB), Google (NASDAQ:GOOGL), YouTube, Netflix và Spotify trong tháng 5/2020 với mục tiêu gây quỹ hỗ trợ trong đại dịch Covid-19.

“Các quy định xoay quanh nền kinh tế kỹ thuật số đang được thắt chặt khi đại dịch Covid-19 tạo ra cú bùng nổ dịch vụ trực tuyến tại ASEAN. Doanh số bán hàng trực tuyến tăng mạnh ở tất cả quốc gia ASEAN, trong khi doanh số tại cửa hàng vật chất sụt mạnh xuống mức thấp lịch sử vì các lệnh phong tỏa”, các chuyên viên phân tích Maybank Lee Ju Ye và Chua Hak Bin lưu ý trong một báo cáo.

“Vì các gói cứu trợ Covid-19 khổng lồ, các Chính phủ bị thiếu hụt nguồn thu đang tìm tới ngành kinh doanh trực tuyến đang bùng nổ để tăng nguồn thu”, các chuyên viên phân tích nói thêm.

Lazada, một nền tảng thương mại điện tử dưới sự kiểm soát của gã khổng lồ công nghệ Alibaba, cho biết họ sẽ tuân thủ theo quy định thuế của thị trường nội địa. “Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các nhà làm luật và cơ quan chính phủ khác về sáng kiến thuế kỹ thuật số để mang lại lợi ích công bằng cho tất cả các bên có liên quan”, một phát ngôn viên của Lazada nói với Nikkei. Nền tảng này hiện đang hoạt động tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Kỳ lân công nghệ Sea Group – vốn có sự hậu thuẫn của Tencent và là công ty mẹ của Shopee – không nhận định về thuế kỹ thuật số.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asia)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.