Black Friday đã tới! InvestingPro giảm tới 60% OFF! Đừng bỏ lỡ!NHẬN ƯU ĐÃI

Bất ổn trên thị trường trái phiếu Italy có thể tạo hiệu ứng domino ra khắp châu Âu

Ngày đăng 00:09 15/06/2018
Bất ổn trên thị trường trái phiếu Italy có thể tạo hiệu ứng domino ra khắp châu Âu

Vietstock - Bất ổn trên thị trường trái phiếu Italy có thể tạo hiệu ứng domino ra khắp châu Âu

Các ngân hàng ở các nền kinh tế châu Âu có thể bị tác động vô cùng nghiêm trọng trước các diễn biến chính trị ở Italy khi xét tới lượng trái phiếu Italy mà họ đang nắm giữ, trong đó các ngân hàng Pháp nắm nhiều nhất.

Những biến động chính trị gần đây ở Italy đã làm gia tăng chi phí đi vay của nền kinh tế lớn thứ ba châu âu, nhưng cũng làm dấy lên câu hỏi về tác động lan truyền tiềm ẩn tới các quốc gia khác. Lời kêu gọi rời khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và thách thức các nguyên tắc tài khóa châu Âu từ một số chính trị gia Italy đã làm nảy sinh nỗi lo lắng về khả năng “ly dị” giữa Italy và phần còn lại của Eurozone, xét cho cùng sẽ là câu hỏi về sự tồn tại của Eurozone trong tương lai.

Vào thời điểm, Chính phủ Italy nhận thấy chi phí tài trợ quá đắt đỏ, những tổ chức sở hữu trái phiếu Italy cũng cảm thấy các khoản đầu tư của họ đã trở nên rủi ro hơn và ít lợi nhuận hơn. Điều này là vì khi lợi suất trái phiếu gia tăng, điều này có nghĩa là nhà đầu tư đang đòi hỏi lợi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro cao hơn. Ngoài ra, nó cũng có nghĩa là khả năng có lợi nhuận từ trái phiếu Italy cũng giảm. Vì thế, những thời điểm biến động của trái phiếu Italy cũng tác động tới những tổ chức nắm giữ nó.

“Cho đến nay, Italy là mối đe dọa lớn nhất tới sự ổn định của Eurozone… Nền kinh tế phải hứng chịu một sự kết hợp nguy hiểm bao gồm tăng trưởng yếu ớt, cạnh tranh kém, nợ công cao và lĩnh vực ngân hàng gặp khó khăn”, Shweta Singh, Giám đốc điều hành tại TS Lombard, cho biết trong một báo cáo công bố hôm thứ Hai (11/06).

Theo nghiên cứu của bà, Pháp sở hữu trái phiếu Italy nhiều nhất với giá trị 311 tỷ USD (tương ứng 12% GDP Pháp), qua đó biến nước này trở nên bị tác động nhiều nhất trước cuộc khủng hoảng ở Italy.

Tuy nhiên, bà Singh nói với hãng tin CNBC rằng: “Một cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Italy sẽ tạo ra tình trạng rối loạn nghiêm trọng tới cả Eurozone, không chỉ là ở Pháp”.

“Hệ thống ngân hàng châu Âu đang liên kết chặt chẽ với nhau và có tỷ trọng sở hữu tài sản Italy trực tiếp và gián tiếp lớn. Chẳng hạn, các ngân hàng Pháp có lượng trái phiếu Italy trị giá tới 12% GDP nước họ, Hà Lan thì sở hữu lượng trái phiếu Pháp trị giá 13% GDP, Anh thì sở hữu trái phiếu Hà Lan trị giá 4% GDP… và tiếp tục như thế”, bà lý giải tại sao hiệu ứng domino có thể xuất hiện.

Nhìn lại những tổ chức nắm giữ trái phiếu Italy cao nhất, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bồ Đào Nha hình thành top 4 quốc gia nắm giữ trái phiếu Italy.

Những lo ngại gần đây về Italy có thể đã dịu bớt phần nào sau khi thành lập Chính phủ mới và Bộ trưởng Kinh tế Italy cũng thể hiện cam kết với Eurozone. Giovanni Tria, tân Bộ trưởng Kinh tế Italy cho biết Chính phủ Italy không hề có ý định rời Eurozone và dự định tập trung vào cắt giảm nợ, đồng thời mong muốn thúc đẩy tăng trưởng thông qua đầu tư và cải cách cấu trúc thay vì chi tiêu để làm gia tăng thâm hụt.

Dù vậy, bà Singh cảnh báo rằng rủi ro vẫn còn đó.

Theo tin từ BBC, ông Giuseppe Conte, người sẽ trở thành Thủ tướng Italy, đã trình danh sách bộ trưởng lên Tổng thống Sergio Mattarella. Các bộ trưởng trong Chính phủ mới sẽ là các nhân vật đến từ Five-Star Movement, một chính đảng phi truyền thống, và League - một đảng cực hữu. Ứng cử viên Bộ trưởng Bộ Kinh tế mà Tổng thống Mattarella phản đối đã được thay thế bằng một người khác.

“Mặc dù rủi ro liên quan tới Italexit (việc Italy rời khỏi Eurozone) đã giảm bớt với sự thành lập của Chính phủ mới, nhưng chúng không hoàn toàn biến mất”, bà nói thêm.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.