Dữ liệu cho thấy thị phần của Vinamilk (HM:VNM) đã tăng lên mức 44% - củng cố vị thế đầu ngành vững chắc. Đồng thời, doanh nghiệp này vừa chốt giá nguyên liệu đầu vào ở mức thấp nhất 5 năm qua, giúp củng cố khả năng biên lợi nhuận gộp tiếp tục được cải thiện. Năm 2023, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, VNM) đặt mục tiêu tổng doanh thu 63.380 tỷ đồng, tăng 5,5% so với năm 2022 và lợi nhuận trước thuế 10.496 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng, Vinamilk ghi nhận doanh thu 44.750 tỷ đồng, lợi nhuận sau, tương ứng 71% mục tiêu doanh thu và 77% chỉ tiêu lợi nhuận năm, giảm nhẹ so với cùng kỳ.
Dù có dấu hiệu giảm nhẹ, nhưng theo các hãng nghiên cứu thị trường và tổ chức tài chính, Vinamilk vẫn duy trì mức giảm ổn định hơn so với ngành nghề chung, khi sức mua chưa có sự phục hồi đáng kể. Điều này phản ánh sự kiên trì trong chiến lược giành lại thị phần của Vinamilk. Đến cuối quý III/2023, thị phần của họ tăng thêm 2%, chiếm 44% thị phần tổng thị trường, củng cố vị thế dẫn đầu.
Theo BSC Equity Research, sự mở rộng thị phần của Vinamilk không ngừng bằng cách đa dạng hóa danh mục sản phẩm và triển khai chiến dịch marketing linh hoạt, phản ánh cam kết tăng cường tương tác và kích thích hành vi mua sắm, ngay cả khi nhu cầu thị trường vẫn ở mức yếu.
Thị phần của Vinamilk đã tăng trở lại so với hồi đầu năm nay |
Hiện tại, Vinamilk dự kiến lãi ròng cả năm 2023 sẽ đạt khoảng 8.900 tỷ đồng, tăng khoảng 3% so với năm 2022 - một tỷ lệ tăng trưởng cao hơn đáng kể so với mục tiêu khởi đầu chỉ là 0,5%.
Thị giá cổ phiếu VNM đã chiết khấu sâu so với triển vọng kinh doanh?
BSC Equity Research đánh giá triển vọng kinh doanh của Vinamilk trong thời gian tới tiếp tục phát triển nhờ vào loạt yếu tố tích cực. Trong đó, giá sữa bột nguyên liệu đã được Vinamilk chốt hợp đồng ở mức khoảng 2.700 - 2.800 USD/tấn, là mức thấp nhất trong 5 năm qua.
Dự kiến giá sữa bột thế giới sẽ duy trì ở mức giá thấp do Trung Quốc giảm nhập khẩu và hiện tượng El Nino dự kiến sẽ suy yếu. Đồng thời, giá các nguyên vật liệu phụ như đường, thức ăn chăn nuôi... đang có xu hướng giảm.
Trong bối cảnh đó, giá bán các sản phẩm sữa tại Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trung bình từ 2-5% mỗi năm. Do đó, biên lợi nhuận gộp của Vinamilk có thể tăng thêm 2 - 3 điểm %, đạt mức khoảng 45%.
Đồng thời, Vinamilk đang tập trung mạnh mẽ vào việc tăng cường hoạt động tương tác, khuyến mãi và cải thiện nhận diện thương hiệu với khách hàng. Nhờ vào những nỗ lực này, dự kiến sẽ gia tăng tốc độ chiếm lĩnh thị phần, đặc biệt là khi nhu cầu dần hồi phục trong năm 2024.
Diễn biến cổ phiếu VNM năm 2023 |
Tuy nhiên, thực tế cho thấy kết quả kinh doanh của Vinamilk đang có sự cải thiện đáng kể và duy trì lợi nhuận ổn định hơn so với mặt bằn chung của ngành hàng tiêu dùng, thậm chí vượt trội hơn so với 70% doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE trong bối cảnh sức mua yếu. Điều này tạo nền tảng cho kỳ vọng rằng lợi nhuận của Vinamilk sẽ gia tăng đột biến trong năm 2024, đặc biệt khi điều kiện kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.
Đồng thời, cổ phiếu VNM hiện có tỷ suất cổ tức đạt 6,5%, cao hơn so với lãi suất trung bình của ngân hàng với thời hạn gửi 18 tháng (5,5%/năm), theo BSC Equity Research.
>> Chuyên gia VPBankS: Cổ phiếu GAS (HM:GAS), VNM, SAB (HM:SAB), VIC (HM:VIC), VHM (HM:VHM) sẽ bứt mạnh khi khối ngoại ngừng bán ròng