Theo Peter Nurse
Investing.com - Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều vào phiên mở cửa thứ Hai, vẫn giao dịch dưới mức kỷ lục, với các nhà đầu tư đang xem xét báo cáo bảng lương vào thứ Sáu tuần trước và trước báo cáo lạm phát quan trọng vào cuối tuần này.
Vào lúc 7:05 sáng ET (1205 GMT), hợp đồng tương lai Dow tăng 30 điểm, tương đương 0,1%, trong khi hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 3 điểm, thấp hơn 0,1%, và hợp đồng tương lai Nasdaq 100 giảm 35 điểm, tương đương 0,3%.
Các chỉ số chính đóng cửa cao hơn vào thứ Sáu, sau khi báo cáo việc làm mới nhất cho thấy 559.000 việc làm phi nông nghiệp đã được thêm vào tháng Năm. Điều này thấp hơn một chút so với dự kiến, giảm bớt áp lực buộc Cục Dự Trữ Liên Bang phải kiềm chế các chính sách tiền tệ lỏng lẻo của mình trong khi vẫn chỉ ra một nền kinh tế đang phục hồi.
Chỉ số S&P 500 index chỉ thấp hơn 0,2% so với mức cao kỷ lục trong ngày được thiết lập vào tháng 5 và tăng 0,6% vào tuần trước để đưa mức tăng năm 2021 lên hơn 12%. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones và NASDAQ Composite cũng đã tăng trong tuần trước, và cũng tăng lần lượt 13% và 7% trong năm nay.
Không có nhiều dữ liệu kinh tế được công bố vào thứ Hai và trọng tâm chính sẽ là công bố về chỉ số CPI vào thứ Năm để biết thêm về định hướng của Cục Dự Trữ Liên Bang, đặc biệt là sau cú sốc 4,2% vào tháng Tư
Về tin tức doanh nghiệp, những gã khổng lồ công nghệ lớn sẽ trở thành tâm điểm chú ý sau khi nhóm bảy nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới đã nhất trí về một thỏa thuận thuế doanh nghiệp để cố gắng huy động thêm tiền thuế từ các công ty đa quốc gia như Amazon (NASDAQ: AMZN) và Google (NASDAQ: GOOGL).
Cổ phiếu Tesla (NASDAQ: TSLA) cũng sẽ là tiêu điểm chú ý sau khi giám đốc điều hành (HN: CEO) Elon Musk thông báo qua Twitter rằng nhà sản xuất ô tô điện đã kết thúc kế hoạch sản xuất mẫu Model S Plaid Plus, mẫu đắt nhất trong dòng sedan của hãng.
Ngoài ra, các cổ phiếu meme, như GameStop (NYSE: GME), AMC Entertainment (NYSE: AMC) và BlackBerry (NYSE: BB), nhiều khả năng sẽ vẫn biến động sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá dầu thô suy yếu hôm thứ Hai, trượt khỏi mức cao nhất khi các nhà giao dịch chốt lời trước khi khởi động lại các cuộc đàm phán giữa Iran và các cường quốc thế giới vào cuối tuần về một thỏa thuận hạt nhân.
Trước 7:05 sáng theo giờ ET, dầu thô Mỹ giảm 0,4% ở mức 69,36 USD/thùng, sau khi chạm mức 70 USD lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm 2018. Dầu Brent giảm 0,5% ở mức 71,56 USD, sau khi chạm mức 72,26 USD trước đó, mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2019.
Việc nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc vào tháng 5 giảm 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái, như đã thấy trong dữ liệu được công bố vào thứ Hai đầu tuần, đã một phần ảnh hưởng đến giá cả, nhưng hầu hết những người tham gia thị trường đang tập trung vào một loạt các cuộc đàm phán mới giữa Iran và các cường quốc toàn cầu ở Vienna về một hiệp định hạt nhân, bắt đầu vào thứ Năm.
Một thoả thuận thành công có thể dẫn đến việc Washington dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với việc xuất khẩu dầu của Iran, có khả năng dẫn đến 500.000 đến 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày xuất khẩu trở lại thị trường toàn cầu.
hợp đồng tương lai vàng giảm 0,2% xuống 1.888,35 USD/oz, trong khi EUR/USD giao dịch thấp hơn 0,1% ở mức 1,2157.