Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Những ngân hàng nào được chấp thuận tăng vốn điều lệ. Thị trường Việt Nam 15/8

Ngày đăng 10:14 15/08/2022
Cập nhật 10:16 15/08/2022
© Reuters

Theo Dong Hai

Investing.com – Thị trường Việt Nam khởi động tuần mới với các tin tức mới gì? Những ngân hàng nào được chấp thuận tăng vốn điều lệ. Xuất khẩu gỗ sang Mỹ và EU đối mặt nhiều khó khăn. Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về sở hữu tiền điện tử… Dưới đây là nội dung chính 3 tin tức mới trong phiên giao dịch hôm nay thứ Hai ngày 15/8.

1. Những ngân hàng nào được chấp thuận tăng vốn điều lệ

Trong nửa đầu tháng 8, hàng loạt ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ, qua đó bổ sung hàng chục nghìn tỷ đồng vốn hoạt động kinh doanh:

  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (HM:MBB) dự kiến phát hành thêm 755,6 triệu cổ phiếu mới, qua đó tăng vốn điều lệ từ hơn 37.700 tỷ đồng hiện tại lên trên 45.339 tỷ đồng. MBBank sẽ trở thành doanh nghiệp có quy mô vốn lớn thứ 5 trên sàn chứng khoán và là ngân hàng niêm yết lớn thứ 4 sau BIDV (HM:BID), VietinBank và Vietcombank (HM:VCB).
  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (HM:SHB) đã được chấp thuận thay đổi vốn điều lệ của ngân hàng lên 26.674 tỷ đồng. Trước đó, ngân hàng này đã hoàn tất đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn theo chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán, tương ứng với số cổ phiếu đã được Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) chấp thuận niêm yết bổ sung và đưa vào giao dịch trên thị trường. Dự kiến ngân hàng sẽ tiếp tục nâng vốn điều lệ lên mức 36.459 tỷ đồng trong năm nay để nằm trong top 3 nhà băng tư nhân lớn nhất về vốn.
  • Ngân hàng TMCP Phát triển T.P Hồ Chí Minh (HM:HDB) được chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 20.273 tỷ đồng lên 25.503 tỷ đồng. Với trên 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ tăng thêm, HDBank dự kiến dùng 3.000 tỷ để bổ sung nguồn vốn cho vay trung dài hạn, phần còn lại sẽ được bổ sung vốn lưu động cho các hoạt động khác.
  • NamABank cũng cho biết đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 1.900 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 1.230 tỷ đồng vốn tăng thêm được thực hiện qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và 370 tỷ đồng tăng thêm thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Trước đó, hàng loạt ngân hàng như Kienlongbank, SeABank, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (HM:TCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (HM:ACB), Vietcapital Bank, OCB… đều đã được NHNN chấp thuận việc tăng vốn điều lệ.

2. Xuất khẩu gỗ sang Mỹ và EU đối mặt nhiều khó khăn

Tháng 7/2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường số 1 Hoa Kỳ ước đạt 685,037 triệu USD, so với tháng 7/2021 giảm 18,53%. Cộng dồn 7 tháng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ ước đạt 5,561 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường lớn thứ hai Trung Quốc ước đạt 209,266 triệu USD, tăng 91,42% so với tháng 7/2021. Cộng dồn 7 tháng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước sang thị trường Trung Quốc ước đạt 1,158 tỷ USD, tăng 25,48% so với cùng kỳ năm 2021.

Đứng thứ ba là thị trường Nhật Bản, trong tháng 7/2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang nước này ước đạt 180,027 triệu USD, tăng 39,68% so với tháng 7/2021. Cộng dồn 7 tháng đầu năm xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 1,025 tỷ USD, tăng 22,83% so với cùng kỳ năm 2021.

Đứng thứ tư là Hàn Quốc, tháng 7/2022 gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này ước đạt 71,386 triệu USD, so với tháng 7/2021 giảm 12%. Cộng dồn 7 tháng năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hàn Quốc ước đạt 602,149 triệu USD, tăng 12,66% so với cùng kỳ năm trước.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Thứ năm là thị trường Canada, trong tháng 7/2022 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này ước đạt 20,557 triệu USD, so với tháng 7/2021 giảm 19,79%. Cộng dồn 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Canada ước đạt 154,142 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021 giảm 1,63%.

Theo thông lệ, nửa cuối năm xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thường cao hơn so với đầu năm do nhu cầu sửa sang, trang trí lại nội thất tăng cao vào cuối năm tại nhiều thị trường xuất khẩu chính.

Song, theo Cục Xuất nhập khẩu (XNK) - Bộ Công Thương, do đối mặt với tình trạng lạm phát đang gia tăng mạnh tại các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam là Mỹ và các nước EU, khiến cho người dân ở các quốc gia này có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là đối với các mặt hàng không thiết yếu, dẫn tới nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm. Cùng với đó, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu chấm dứt, đẩy giá xăng dầu tăng cao trong nửa đầu năm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Do đó, chi phí của doanh nghiệp có thể sẽ tiếp tục tăng lên, ảnh hưởng đến giá bán và sức cạnh tranh của sản phẩm. Cục XNK dự báo xuất khẩu của ngành gỗ trong nửa cuối năm vẫn còn nhiều thách thức và khó hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD trong năm 2022.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

3. Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về sở hữu tiền điện tử

Khoảng 6,1% dân số Việt Nam đang sở hữu tiền số, theo một báo cáo được công bố mới đây của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). UNCTAD cũng cho biết việc sử dụng tiền mã hoá trên toàn cầu có xu hướng tăng mạnh trong thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát.

Như vậy, theo báo cáo của UNCTAD, Việt Nam có tỷ lệ dân số sở hữu tiền mã hoá cao thứ 11 trên thế giới, xếp ngay trên Thái Lan (5,2%). Tại Đông Nam Á, Singapore là quốc gia có tỷ lệ dân số sở hữu tiền mã hoá cao nhất ở mức 9,4% (cao thứ 4 trên thế giới). Năm ngoái, theo báo cáo chỉ số đón nhận tiền mã hoá toàn cầu của Chainalysis, Việt Nam đứng đầu trong danh sách các quốc gia có tỷ lệ đón nhận tiền mã hoá tích cực nhất.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.