Một ngành xuất khẩu chủ lực hưởng lợi lớn khi đồng USD tăng mạnh

Ngày đăng 18:49 17/04/2024
Một ngành xuất khẩu chủ lực hưởng lợi lớn khi đồng USD tăng mạnh
USD/TRY
-
USD/CNY
-
USD/EGP
-
USD/VND
-
USD/CNH
-

Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (HN:VGT), đồng nội tệ của Việt Nam yếu đi sẽ giúp các hàng dệt may Việt Nam cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Theo phân tích từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT – UPCoM), trong quý I/2024, ngoại trừ đồng nội tệ của Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn mất giá lần lượt 34,7% và 8,5%, các quốc gia cạnh tranh như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ hỗ trợ xuất khẩu.

Cụ thể trong quý I/2024, đồng nội tệ của Bangladesh tăng giá 2,25% so với USD, Srilanka (+7,86%), Trung Quốc (-2,07%), Ấn Độ (-0,35%), Việt Nam (-2,18%).

Điều này phần nào giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, cũng như hàng hết may của Việt Nam nói riêng giảm bớt áp lực cạnh tranh so với các đối thủ.

Ảnh minh hoạ
Cùng sự “dễ thở” hơn về vấn đề tỷ giá, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong quý đầu tiên của năm 2024 đã cải thiện đáng kể.

Thống kê cho thấy, trong quý I/2024 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đạt 9,4 tỷ USD, tăng 9,16% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Đây là quý đầu tiên kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng trưởng trở lại sau 4 quý liên tiếp tăng trưởng âm trong năm 2023, bao gồm cả sợi và hàng dệt may”, VGT cho biết.

Lũy kế hết quý I/2024, tất cả các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đều tăng trưởng tốt. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ đạt 3,42 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ và tăng 271 triệu USD về mặt trị giá; xuất khẩu đi EU tháng 3 giảm 4,8% so với cùng kỳ tuy nhiên lũy kế 3 tháng vẫn tăng 3,2% đạt 855 triệu USD; xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt với kim ngạch đạt 1,02 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu khởi sắc khi kim ngạch đạt 0,82 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ, tăng 133 triệu USD về mặt trị giá.

Kết quả đạt được về xuất khẩu của ngành dệt may trong quý I/2024 được ghi nhận tích cực, là khởi đầu tốt cho ngành tăng tốc trong quý II/2024 và thành công “vượt dốc” 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay.

Kim ngạch xuất khẩu VIệt Nam quý I/2024
Cũng theo phân tích từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, bức tranh kinh tế của các thị trường lớn của dệt may trong quý vừa qua tương đối khả quan.

Tại Mỹ, tăng trưởng GDP của Mỹ được dự đoán sẽ cao hơn vào năm 2024 ở mức 2,1% so với mức 1,4% trong dự báo tháng 12. Việc làm của Mỹ trong tháng 3/2024 vẫn duy trì ở mức 303.000 việc làm, cao nhất trong 10 tháng nay, tỷ lệ thất nghiệp tháng 3/2024 ở mức 3,8%, giảm 0,1% so với 2 tháng đầu năm 2024. Thị trường lao động vẫn mạnh khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ nguyên lãi suất.

Tại châu Âu, tháng 3/2024, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định vẫn giữ nguyên lãi suất sau 10 lần tăng lãi suất liên tục. Lạm phát của châu Âu trong tháng 3/2024 giảm xuống ở mức 2,4%, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2023.

Kinh tế Nhật Bản chính thức thoát khỏi suy thoái kỹ thuật khi GDP quý IV/2023 được công bố vào tháng 3/2024 ở mức tăng 0,4% (so với ước tính giảm 0,4%).

Đây là yếu tố thuận giúp mở rộng hơn khả năng tăng cầu hàng dệt may, thúc đẩy tiêu dùng, cũng đồng thời có thêm cơ hội cho Việt Nam tăng xuất khẩu mặt hàng này.

Dù vậy, xét ở chiều không thuận, doanh nghiệp dệt may cũng được khuyến cáo cần chủ động trước những bất lợi. Trong đó, xung đột địa chính trị dai dẳng, phức tạp làm tăng các chi phí đầu vào của doanh nghiệp.

Cước tàu biển tăng cũng là vấn đề lớn, tính đến 11/4, giá cho 1 container ở ngưỡng 2.795 USD/container, cao hơn gần gấp đôi so với mức trung bình năm 2019 (trước đại dịch) là 1.420 USD. Giá cước vận tải trong năm 2024 dự kiến vẫn sẽ cao hơn giá nền năm 2023. Chi phí cước vận tải cao làm gia tăng áp lực chi phí và làm giảm sức khỏe tài chính cho doanh nghiệp.

Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/7, tiền lương tối thiểu vùng sẽ tăng ở mức 6% sẽ tạo ra áp lực không nhỏ đối với doanh nghiệp trong việc quản trị chi phí, duy trì và mở rộng lực lượng lao động để đón chờ đơn hàng mới.

>> May Sông Hồng (MSH (HM:MSH)): Nhà máy 700 tỷ đồng sắp đi vào hoạt động, chi trả cổ tức hậu hĩnh 20-40% bằng tiền

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.