Loạt lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản - xây dựng bị bán giải chấp cổ phiếu: Thấy gì từ bức tranh tài chính?

Ngày đăng 18:31 05/11/2022
Loạt lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản - xây dựng bị bán giải chấp cổ phiếu: Thấy gì từ bức tranh tài chính?
HG
-
VNI
-
DIG
-
HBC
-
HDC
-
LDG
-

Chưa khi nào việc lãnh đạo cũng như cổ đông lớn của nhiều doanh nghiệp bị bán giải chấp cổ phiếu nhiều như ở thời điểm hiện tại. Nguyên nhân đến từ đâu? Tính từ mức 1.498 điểm hồi cuối năm 2021, đến hết phiên 4/11/2022, VN-Index đã đánh rơi 500 điểm - tương ứng 33,6% về còn 998 điểm kết phiên 4/11/2022.

Đà lao dốc của thị trường sau 10 tháng (đặc biệt là kể từ mức đỉnh lịch sử 1.524 điểm lập được trong phiên 4/4/2022) đã khiến hàng trăm cổ phiếu giảm giá mạnh từ các mã đầu ngành, các cổ phiếu bluechips, nhóm penny,... Nhiều mã thậm chí giảm từ 30 - 90% từ đỉnh trong khi số mã về dưới mệnh giá từ mức chỉ đếm trên đầu ngó tay hồi đầu năm đã tăng lên ngưỡng 500 - 600 mã.

Đến thời điểm này, trong số hơn 6,6 triệu tài sản giao dịch chứng khoán đang được ghi nhận trên thị trường và khoảng từ 1 - 1,5 triệu nhà đầu tư đang giao dịch thường xuyên, thậm chí đã có đến cả vạn nhà đầu tư đang lỗ nặng. 

Diễn biến chỉ số VN-Index từ đầu năm 2022

10 tháng qua, cổ phiếu tăng thì lâu mà giảm thì nhanh cùng tâm lý ngại cắt lỗ khiến rất nhiều tài khoản chứng khoán lâm vào tình trạng bị call margin và đứng trước nguy cơ bị công ty chứng khoán bán giải chấp.

Các diễn biến trên có thể coi là chuyện thường tình của hoạt động đầu tư song chưa khi nào việc lãnh đạo cũng như cổ đông lớn của nhiều doanh nghiệp bị bán giải chấp cổ phiếu nhiều như ở thời điểm hiện tại.

Cha con Chủ tịch HĐQT DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn: Mới nhất, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa công bố một loạt báo cáo giao dịch của cổ đông lớn, người nội bộ và người có liên quan của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng - DIC Corp (Mã DIG (HM:DIG) - HOSE).

Chỉ trong vòng ít ngày, các lãnh đạo và cổ đông lớn của DIC Corp đã đồng loạt bị công ty chứng khoán bán giải chấp tổng cộng 8,6 triệu cổ phiếu DIG.

Cụ thể, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn đã bán bị công ty chứng khoán bán giải chấp hơn 3 triệu cổ phiếu DIG trong 2 ngày 27 và 28/10. Sau giao dịch, ông Tuấn còn nắm giữ gần 58,5 triệu cổ phiếu DIG - tỷ lệ 9,59% cổ phần.

Tương tự, ông Nguyễn Hùng Cường – Phó Chủ tịch HĐQT DIC Corp (con trai ông Tuấn) cũng đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp gần 1,4 triệu cổ phiếu DIG trong ngày 31/10 và 1/11. Sau giao dịch, ông Cường còn sở hữu 61,3 triệu cổ phiếu DIG, tương ứng tỷ lệ 10,06% cổ phần.

Cũng với lý do trên, cổ đông lớn nhất của DIC Corp là CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân cũng đã bị bán 4,2 triệu cổ phiếu DIG trong ngày 27/10. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của tổ chức này đã giảm từ 15,4% xuông còn 14,7% tương ứng gần 89,8 triệu cổ phiếu.

Lãnh đạo và cổ đông lớn bị bán giải chấp trong bối cảnh cổ phiếu DIG liên tục giảm mạnh và đang giao dịch quanh vùng đáy 15 tháng.

Kết phiên giao dịch ngày 4/11, thị giá DIG giảm sàn về mức 16.600 đồng thị giá - tương ứng “bốc hơi” 83% so với mức đỉnh gần 100.000 đồng (giá điều chỉnh) hồi đầu tháng 1/2022. Vốn hóa thị trường cũng theo đó bị thổi bay 49.800 tỷ đồng (2 tỷ USD) còn hơn 10.100 tỷ đồng.

Chị em "thầy A7" Nguyễn Mạnh Tuấn: Tại cổ phiếu L14 (CTCP Licogi 14), hồi tháng 4, ông Nguyễn Mạnh Tuấn (A7) đã bị Chứng khoán VPS bán giải chấp 200 cổ phiếu L14.

Ngày 31/10 vừa qua, chị gái ông Tuấn là bà Nguyễn Thuý Ngư phải đăng ký bán hơn 705.000 cổ phiếu L14 đang sở hữu để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân qua đó giảm lượng cổ phiếu nắm giữ xuống còn 829.000 cổ phiếu - tương đương 2,69% vốn.

Trên thị trường, cổ phiếu L14 kết phiên 4/11 giảm sàn về mức 32.100 đồng - giảm tới hơn 92% so với mức 420.840 đồng (giá đã điều chỉnh) từng chạm tới trong phiên 13/1/2022. Đây cũng là cổ phiếu mất giá (tính theo thị giá) mạnh nhất thị trường chứng khoán kể từ đầu năm.

Thành viên HĐQT Hodeco Nguyễn Tuấn Anh và tổ chức có liên quan: Hồi cuối tháng 10 vừa qua, Thành viên HĐQT CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu - Hodeco (Mã HDC (HM:HDC) - HOSE) Nguyễn Tuấn Anh đã bán 105.000 cổ phiếu cổ phiếu HDC từ ngày 25 - 26/10 qua đó giảm sở hữu về mức 34.115 cổ phiếu - tương đương 0,03% vốn HDC.

Cùng thời điểm, CTCP Đầu tư Thiên Anh Minh - tổ chức liên quan ông Tuấn Anh cũng bán ra 105.00 cổ phiếu - hạ sở hữu về mức 43.500 cổ phiếu.

Đáng chú ý, lý do được cả 2 cổ đông này đưa ra là do bị công ty chứng khoán yêu cầu giải chấp cổ phiếu. Theo đó, đây cũng là lần thứ 3 trong tháng vị lãnh đạo và tổ chức có liên quan bị call margin.

Cụ thể, ngày 13/10, ông Tuấn Anh và Thiên Anh Minh đã bán lần lượt 34.900 cổ phiếu và 32.900 cổ phiếu HDC. Kế đó, từ  ngày 21 - 24/10, thêm 141.000 cổ phiếu HDC bị bán ra với lý do tương tự

Ngay sau khi bị bán giải chấp lần 2, 2 cá cổ đông này đã đăng ký thoái toàn bộ vốn tại Hodeco từ ngày 28/10 - 25/11 song chưa kịp thực hiện đã lần nữa bị yêu cầu bán giải chấp.

Trên thị trường, cổ phiếu HDC kết phiên 4/11 giảm 5,3% về còn 32.000 đồng thị giá đồng thời chấm dứt chuỗi 3 phiên tăng trước đó.

Dù vậy, nếu so với mức giá đỉnh 92.000 đồng (phiên 12/11/2021) hiện cổ phiếu này đã giảm tới 65% giá trị. Mã cũng đã giảm 58% thị giá kể từ đầu năm.

Chủ tịch HĐQT Đầu tư LDG (HM:LDG) Nguyễn Khánh Hưng: Cũng trong thời điểm cuối tháng 10 vừa qua, ông Nguyễn Khánh Hưng - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư LDG (Mã LDG - HOSE) thông báo đã bán ra 713.000 cổ phiếu LDG vào ngày 28/10 với lý do bị Chứng khoán Mirae Asset buộc bán giải chấp cổ phiếu LDG.

Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của vị lãnh đạo này tại doanh nghiệp nhà đã giảm từ 11,29% về còn 11% vốn.

Đáng nói, đây không phải lần đầu ông Hưng bị bán giải chấp cổ phiếu. Trước đó ngày 31/3/2020, Chứng khoán Mirae Asset cũng đã bán giải chấp hơn 2,5 triệu cổ phiếu LDG được sở hữu bởi vị lãnh đạo này.

Trên thị trường, cổ phiếu LDG đồng pha với diễn biến của rất nhiều mã bất động sản tầm trung và vừa. Kết phiên 4/11, mã giảm sàn về mức 5.030 đồng/cổ phiếu - giảm 77% giá trị so với thời điểm đầu năm và giảm 80% so với mức cao nhất từng ghi nhận (25.400 đồng trong phiên 10/1/2022).

Phó Tổng Giám đốc HBC Đinh Văn Thanh: Chứng khoán VPS ngày 24/10/2022 thông báo về việc bán giải chấp 24.500 cổ phiếu HBC (HM:HBC) được sở hữu bởi ông Đinh Văn Thanh - Phó Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã HBC - HOSE).

Sau giao dịch, lượng cổ phiếu HBC ông Thanh nắm giữ giảm về còn 87.850 cổ phiếu (tỷ lệ 0,03% vốn). Phiên này, cổ phiếu HBC giảm sàn về mức 11.550 đồng thị giá.

Kết phiên 4/11, mã này cũng giảm kịch sàn về còn 10.450 đồng/cổ phiếu. So với mức đỉnh (5 năm) là 31.800 đồng (phiên 7/1/2022), hiện mã đã mất tới 67% giá trị.

Kinh doanh sa sút

Điểm qua tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nêu trên, so với cùng kỳ quý 3/2021, kết quả kinh doanh quý 3 vừa qua của DIG, HDC, LDG hay L14 đều sa sút mạnh ngoại trừ HBC. Dù tạo ra gần 4.600 tỷ đồng doanh thu song tổng lợi nhuận sau thuế thu về của cả 5 doanh nghiệp bất động sản - xây dựng này chỉ chưa đầy 100 tỷ.

Đáng nói, biên lãi ròng cao nhất quý 3 lại thuộc về LDG - doanh nghiệp có doanh thu chỉ vỏn vẹn 8 tỷ đồng - với mức hơn 71%. Trong khi đó, DIG và HBC - 2 gương mặt nổi bật nhất thậm chí biên lãi ròng chưa đầy 0,1%.

Tại báo cáo tài chính quý 3/2022 của Xây dựng Hòa Bình, mặc dù ghi nhận doanh thu tăng tới 80% YoY lên mức 3.778 tỷ đồng song việc chi phí lãi vay tăng 63% lên 123 tỷ và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp 4,4 lần cùng kỳ năm 2921 lên 153 tỷ khiến lợi nhuận sau thuế của tập đoàn chỉ còn 5,5 tỷ đồng - tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, HBC đạt doanh thu 10.904 tỷ đồng - tăng 45% so với cùng kỳ - tương đương 63% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế giảm 16% còn 61,2 tỷ đồng - chỉ bằng 17,4% chỉ tiêu lãi năm 2022.

Tính đến ngày 30/9, tài sản của HBC đạt 18.683 tỷ đồng trong khi nợ phải trả đạt 14.913 tỷ đồng - tăng 19% so với đầu năm. Như vậy, 80% tài sản của Hòa Bình được hình thành từ các khoản nợ.

Tăng mạnh khoản phải thu là nguyên nhân khiến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Xây dựng Hòa Bình ghi nhận âm 1.331 tỷ trong 9 tháng đầu năm trong khi cùng kỳ dương 896 tỷ.

Ở một diễn biến kém sắc hơn, DIC Corp (Mã DIG) vừa bất ngờ báo lỗ sau 22 quý có lãi trước đó. Lũy kế 9 tháng năm 2022, doanh thu của DIC Corp đạt 1.540,1 tỷ đồng; lãi trước thuế gần 200 tỷ đồng - tương ứng hoàn thành lần lượt 31% kế hoạch doanh thu và 10,16% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra tại ĐHCĐ thường niên hồi tháng 4.

Đáng nói, tại ĐHCĐ bất thường ngày 12/10, Chủ tịch HĐQT DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn khẳng định sẽ hoàn thành kế hoạch lãi trước thuế cả năm 2022 là 1.900 tỷ đồng, bất chấp các doanh nghiệp nói chung và nhóm bất động sản nói riêng đang gặp nhiều khó khăn. Như vậy, trong quý 4 tới, công ty sẽ cần phải thực hiện 1.700 tỷ lợi nhuận trước thuế để giúp cam kết của chủ tịch "về đích". Chi tiết

4 quý gần nhất, trong khi doanh thu và lợi nhuận của ông lớn ngành xây dựng - HBC - khá thất thường thì kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn lại đều đi xuống cả về doanh thu và lợi nhuận. 

Đáng chú ý, Licogi 14 - một doanh nghiệp xây dựng quy mô nhỏ sau quãng thời gian lèo lái của "thầy A7" cùng sách lược tay ngang - đầu tư chứng khoán - và thắng đậm đã bất ngờ báo lỗ nặng 136 tỷ đồng trong quý 2 vừa qua. 

Đáng chú ý, danh mục đầu tư chứng khoán kinh doanh của L14 hồi đầu năm chỉ là 0 đồng song đến 30/9/2022 đã là 105,3 tỷ đồng (98%). Mặc dù vậy, thuyết minh báo cáo tài chính quý 3/2022 thể hiện công ty đã trích lập dự phòng giảm giá tới 68,7 tỷ đồng - tương ứng mức lỗ 65,2% tổng danh mục.

Có thể thấy sự đi xuống về tình hình kinh doanh của 5 doanh nghiệp nêu trên chính là minh chứng cho bức tranh kinh doanh kém sắc của rất nhiều doanh nghiệp bất động sản - xây dựng kể từ đầu năm 2022 tới nay trước áp lực siết dòng tín dụng và các biến cố thị trường. 

Hệ quả của sự lao dốc dễ thấy nhất chính là sự lao dốc của các cổ phiếu ngành sau 9 tháng - 1 năm đạt đỉnh.

Thị trường chứng khoán giảm sâu, chỉ 1 chuyên gia "chiến thắng"

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.