Tâm lý thị trường thận trọng trước thông tin tiêu cực từ lạm phát của Mỹ. Khối ngoại bất ngờ mua ròng một cổ phiếu điện lực. Chứng khoán[LIVE] VN-Index vượt trở lại tham chiếu, nhóm Hoàng Huy Group được kéo cận trầnÁnh Nguyệt • 11/04/2024 14:18Tâm lý thị trường thận trọng trước thông tin tiêu cực từ lạm phát của Mỹ. Khối ngoại bất ngờ mua ròng một cổ phiếu điện lực.
13h30: Thị trường hồi phục về mức tham chiếu nhờ sự ngược dòng của BID (HM:BID). VN-Index tăng nhẹ 0,58 điểm lên mức 1.259.
Thanh khoản thị trường tăng lên 427 triệu cổ phiếu. Khối ngoại bất ngờ mua ròng hơn 90 tỷ đồng và bán mạnh hơn 200 tỷ cổ phiếu VHM (HM:VHM).
BID bất ngờ tăng hơn 1%, thế chỗ của HPG (HM:HPG) đóng góp 0,51 điểm vào chỉ số. Ở chiều ngược lại, VCB (HM:VCB), TCB (HM:TCB), MSN (HM:MSN) là nhân tố gây áp lực đến thị trường chung.
Các nhóm ngành đều có sự phân hóa. Nhiều cổ phiếu ngân hàng ghi nhận sắc xanh trở lại như EIB (HM:EIB) (+1,11%), BID (+1,2%), vpb (+0,5%),...
Nhóm bất động sản thu hẹp đà giảm, nhiều cổ phiếu quay về giá tham chiếu. TCH bất ngờ tăng mạnh ngay sau giờ nghỉ trưa với mức tăng hơn 4,98% và hơn 13 triệu cổ phiếu trao tay.
Bên cạnh đó, nhóm thép vẫn duy trì sắc xanh của phiên sáng. Nổi bật là HPG (+1,01%), NKG (HM:NKG) (+1,81%), HSG (HM:HSG) (+0,88%),..
11h30: Thị trường tiếp tục gặp áp lực điều chỉnh, VN-Index giảm 5 điểm về mức 1.253.
Thanh khoản HoSE đạt hơn 7.412 tỷ đồng tương ứng 328,8 triệu cổ phiếu. Độ rộng thị trường vẫn nghiêng về bên bán với 366 mã giảm, 81 mã tăng và 61 mã không đổi.
Khối ngoại thu hẹp quy mô bán ròng với giá trị 44,90 tỷ đồng. Tập trung mua ròng ở VPD, SBT (HM:SBT), SSI (HM:SSI),...và bán ròng mạnh ở VHM.
VCB thế chỗ cho TCB trở thành nhân tố khiến VN-Index giảm gần 1 điểm. Xếp sau đó, các cổ phiếu CTG (HM:CTG) (-0,89%), MSN (-0,97%), TCB (-0,55%),.. Ở chiều ngược lại, HPG và FPT (HM:FPT) đang là 2 mã giúp thu hẹp đà giảm của thị trường.
Hầu hết các nhóm ngành đều gặp áp lực điều chỉnh. Nhóm thép có sự “hụt hơi” khi bộ ba cổ phiếu đầu ngành chỉ tăng nhẹ từ 0,7%-1,3%.
Nhiều cổ phiếu bất động sản vẫn chịu áp lực bán trên diện rộng, đáng chú ý là DXG (HM:DXG) (-1,79%), NVL (HM:NVL) (-1,13%), PDR (HM:PDR) (-1,11%),...
10h30: Đà giảm thu hẹp, VN-Index rút chân về mức 1.255 điểm (giảm 3 điểm)
Khối ngoại bất ngờ mua ròng mạnh cổ phiếu VPD (CTCP Điện lực Việt Nam) với trị hơn 148 tỷ đồng. Bên cạnh đó, SBT cũng được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 5 phiên liên tiếp với tổng giá trị 228 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, nước ngoài vẫn mạnh tay bán ròng VHM (107 tỷ đồng)
Áp lực bán có kiểm soát, thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp, đạt hơn 5.200 tỷ đồng.
Đà giảm thu hẹp, nhiều cổ phiếu ngân hàng lấy lại sắc xanh giúp thu hẹp đà giảm thị trường như VPB (HM:VPB) (+1%), LPB (HM:LPB) (+0,8%). Ở chiều ngược lại, BID, VCB là nhân tố kéo giảm điểm thị trường.
Nhóm ngành dầu khí đang ghi nhận mức tăng tốt đến từ các cổ phiếu được hưởng lợi từ dự án Lô B - Ô Môn. Nổi bật là PXL (+5,2%), PVB (+2,4%), PVC (HN:PVC) (+2,5%), PVS (HN:PVS) (+1,9%),...
Nhóm thép cũng ghi nhận sắc xanh ở diện rộng (ngoại trừ POM (HM:POM)), HPG (+1%), HSG (+1,3%), NKG (+1,6%),...
9h30: Ngay mở phiên sáng, thị trường chứng khoán Việt Nam phản ứng tiêu cực với thông tin CPI Mỹ công bố tối qua. VN-Index từng có thời điểm mất hơn 10 điểm sau đó phục hồi nhẹ trở lại. Sau phiên ATO, VN-Index giảm 8,5 điểm về 1.249.
Sắc đỏ bao phủ toàn thị trường với 324 mã giảm, 43 mã tăng và 44 mã không đổi.
Có 23/25 nhóm ngành giảm điểm, trong đó ngân hàng là nhóm kéo chỉ số giảm mạnh nhất. Đáng chú ý là BID (-0,8%), VCB (-1%), TCB (-1,1%), CTG (-0,9%)...
Xếp sau là nhóm cao su với nhiều cổ phiếu có mức giảm từ 1-3%. Nổi bật là CSM (HM:CSM) (-4,32%), PDR (-1,26%), PHR (HM:PHR) (-1,85%)...
Nhóm ngành bất động sản cũng chịu áp lực bán trên diện rộng, nhiều cổ phiếu có mức giảm từ 1-2%. Nổi bật là SZC (HM:SZC) (-1,6%), DXG (-1,53%), PDR (-0,79%)...
Bên cạnh đó, cổ phiếu QCG (HM:QCG) đang nhận được sự chú ý của nhà đầu tư. Chỉ trong 3 phiên giao dịch, thị giá đã tăng 17,31% lên mức giá 14.500 đồng/cp.
Theo diễn biến liên quan, tối qua ngày 10/4 Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu về chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 3. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ (CPI) đã tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 3, khiến tỷ lệ lạm phát tăng và nhiều khả năng sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang (Fed) giữ nguyên lãi suất.
Trước thông tin tiêu cực, thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh. Trong đó, Dow Jones mất hơn 422 điểm (-1,09%) về mức 38,461.51 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0.95% còn 5,160.64 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite lùi 0.84% xuống 16,170.36 điểm.
>> Cổ phiếu đáng chú ý ngày 11/4: MWG (HM:MWG), VIB (HM:VIB), BVH (HM:BVH)