Diễn biến bất ngờ trong phiên sáng tác động đến tâm lý toàn thị trường, VN-Index bất ngờ giảm điểm mạnh, đặc biệt về cuối phiên. 14h - 14h45: Chỉ số hồi nhẹ lên 1.262 điểm vào 14h05 rồi bắt đầu đà rơi. VN-Index kết phiên tại 1.247,35 điểm, giảm 21,11 điểm (-1,66%).
Thanh khoản 32.502,6 tỷ đồng, khối lượng 1,34 tỷ cổ phiếu tăng mạnh so với phiên 7/3 và trung bình 20 phiên. Nước ngoài bán ròng 665,7 tỷ đồng.
Tất cả các nhóm ngành đều giảm điểm, đặc biệt nhóm ngân hàng chiếm 40% vốn hóa VN-Index giảm điểm mạnh. Toàn ngành giảm 2,24, các cổ phiếu đầu ngành như TCB (HM:TCB) (-3,76%), TPB (HM:TPB) (-3,38%), MBB (HM:MBB) (-3,28%)...
13h - 14h: Đầu phiên chiều, VN-Index tiếp tục bị bán mạnh. Chỉ số về lại hỗ trợ tại 1.250 điểm có nhịp hồi lên vào nửa sau khung giờ. Tại thời điểm 14h, điểm số của VN-Index là 1.255,83 điểm, giảm hơn 12 điểm.
Nước ngoài gia tăng bán ròng lên mức 480 tỷ đồng, tập trung bán VNM (HM:VNM), MWG (HM:MWG), KBC (HM:KBC), VPB (HM:VPB),...Ở chiều mua, DGW (HM:DGW) được mua ròng 61 tỷ đồng, KDH (HM:KDH) 43 tỷ đồng,...
Thông tin vĩ mô đáng chú ý: Lợi suất trái phiếu Việt Nam kỳ hạn 10 năm bất ngờ tăng mạnh lên 2,616% (+4,85%).
10h - 11h30: Áp lực bán tiếp tục gia tăng, VN-Index kết phiên sáng tại 1.257,23 điểm (giảm 11,23 điểm), gần thấp nhất phiên.
Thanh khoản đạt 696 triệu cổ phiếu, tương đương 16.823 tỷ đồng, cao hơn 32% so với thanh khoản cùng thời điểm phiên hôm qua (7/3).
Nước ngoài bán ròng phiên thứ 4 liên tục với giá trị 209 tỷ đồng. Bán mạnh nhất vào VNM (79,2 tỷ đồng), MWG (44,3 tỷ đồng), KBC (37 tỷ đồng),... Ở chiều ngược lại, nhóm này mua vào HPG (HM:HPG) (45 tỷ đồng), DGW (23,2 tỷ đồng), KDH (20 tỷ đồng),..
Độ rộng thị trường lệch hẳn về bên bán với 380 mã giảm điểm, 88 mã tăng điểm và 59 mã không đổi.
Áp lực bán diễn ra mạnh ở nhóm cổ phiếu ngân hàng (nhóm chiếm gần 40% vốn hóa thị trường) khi hầu hết các cổ phiếu đều giảm điểm.
Các nhóm ngành khác diễn ra sự phân hóa khi 1 số cổ phiếu bất ngờ ngược dòng tăng mạnh như VFS (chứng khoán), SMC (thép), CKG, NHA (bất động sản),...
9h15 - 10h: Sau ATO, VN-Index tiến tới 1.274,3 điểm. Tuy nhiên, 1 lệnh bán bất ngờ hơn 200.000 cổ phiếu BID (HM:BID) đã khiến cổ phiếu vốn hóa lớn thứ 2 thị trường giảm sàn.
Với trọng số lớn, BID nhanh chóng tác động, kéo thị trường giảm điểm mạnh. Đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý lên nhóm VN30 (nhóm cổ phiếu đã có nhịp tăng tích cực trong thời gian qua - giống BID).
VN-Index xuống sâu nhất tại 1.257,74 điểm, giảm 16,56 điểm so với đỉnh phiên. Kết thúc khung giờ, VN-Index hồi lên 1.262,24 điểm nhờ có lệnh cân mua giúp BID thoát sàn và hồi dần lên.Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 344 mã giảm, 84 mã tăng và 67 mã tham chiếu. Nhóm APEC vẫn giữ được dòng tiền.
ATO: VN-Index tăng điểm trở lại trong phiên giao dịch ngày 7/3 khi trải qua phiên rung lắc mạnh trước đó. Kết phiên ,chỉ số đóng tại 1.268,46 điểm. Bước sang ngày giao dịch cuối tuần (8/3), chỉ số đà tăng vẫn tiếp tục được duy trì ngay đầu phiên sáng.
Sau ATO, VN-Index mở gap tăng 4,13 điểm lên 1.272,59 điểm
Dòng tiền hướng đến nhóm cổ phiếu midcap, penny. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu APEC bất ngờ tăng mạnh kèm thanh khoản cao, APS (+8,82%), IDJ (+3,23%), API (+3,77%).
Diễn biến nhóm cổ phiếu nhà APEC |