Trong phiên giao dịch ngày 25/4, đà phục hồi của VN-Index đã bị chặn lại khi dòng tiền của nhiều nhà đầu tư vẫn “đứng ngoài quan sát”. 15h: Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, VN-Index đóng phiên ở mốc 1.025 điểm, đi ngang so với phiên giao dịch trước đó. Đà phục hồi gặp khó khăn khi không có sự đồng thuận của toàn thị trường
Các cổ phiếu nổi bật ngoài nhóm công nghệ có thể kể đến MWG (HM:MWG) (2,9%), MSN (HM:MSN) (1,8%), SAB (HM:SAB) (1,5%)… Đây đều là những cổ phiếu của doanh nghiệp VN30 vừa ghi nhận kết quả kinh doanh tương đối tốt trong quý I/2024.
Ở chiều ngược lại, nhiều cổ phiếu Midcap/Penny đã quay đầu giảm giá, thậm chí về gần mức giá đáy cuối tuần giao dịch trước đó.
Độ rộng thị trường nghiêng về phe bán với hơn 293 mã cổ phiếu giảm điểm, 166 mã cổ phiếu tăng điểm, 74 mã cổ phiếu tham chiếu.
Thanh khoản thị trường giảm mạnh (-31%) so với phiên giao dịch trước đó với gần 570 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Đây là phiên giao dịch có thanh khoản thấp nhất kể từ đầu năm.
Nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra nghi ngờ, chưa thực sự tin tưởng đà phục hồi hiện tại. Do đó, phe mua không thể huy động đủ nguồn lực để duy trì đà phục hồi.
Điểm trừ nằm ở giao dịch khối ngoại khi họ bán ròng phiên thứ tư liên tiếp với tổng giá trị 466 tỷ, trong đó tập trung ở hợp đồng ETF VFMVN DIAMOND (-278 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, khối ngoại tập trung mua ròng MWG (210 tỷ đồng)...
14h: Phe mua tập trung mua ở nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn giúp thị trường hồi phục. VN-Index hiện tại đang giằng co quanh ngưỡng tham chiếu với thanh khoản thấp.
Hiện tại có hơn 330 cổ phiếu giảm giá (cao gấp hơn 2 lần số mã cổ phiếu tăng giá), nhưng các cổ phiếu tăng giá lại hầu hết là các mã cổ phiếu vốn hoá lớn.
Thanh khoản thị trường đạt 400 triệu cổ phiếu khớp lệnh, chỉ bằng 2/3 khối lượng giao dịch cùng thời điểm phiên trước đó.
Một cổ phiếu đáng chú ý bất ngờ tăng mạnh trong nhóm VN30 là SAB của CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn với mức tăng 3%. SAB vừa mới công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng nhẹ trở lại. Đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp này sau nhiều năm kinh doanh khó khăn vì nhiều nguyên nhân khách quan.
11h30: VN-Index kết thúc phiên sáng giảm 1,7 điểm, xuống còn 1.203,9 điểm. Về đồ thị kỹ thuật, VN-Index có xu hướng đảo chiều giảm điểm sau khi chạm đường kháng cự MA10 hướng xuống.
Nhiều cổ phiếu midcap và penny đã quay đầu giảm mạnh về gần mức đáy ở cuối tuần giao dịch trước đó.
Các cổ phiếu công nghệ dẫn dắt thị trường cũng bị thu hẹp đà tăng. Đáng chú ý, nhiều cổ phiếu như FPT (HM:FPT), VGI… đã xuất hiện mẫu nến đảo chiều giảm điểm cộng với thanh khoản lớn ở các cổ phiếu này.
Hai nhóm cổ phiếu lớn là ngân hàng và chứng khoán cũng có dấu hiệu suy yếu sau đợt phục hồi ngắn. Đà giảm lan tỏa đến hầu hết cổ phiếu thuộc 2 nhóm này kể cả các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt trong quý I như TCB (HM:TCB) (-1,4%), VPB (HM:VPB) (-0,8%), LPB (HM:LPB) (-1,4%)...
Độ rộng tiếp tục nghiêng hẳn về bên bán với 304 mã cổ phiếu giảm điểm.
10h30: VN-Index liên tục rung lắc quanh tham chiếu, bộ đôi cổ phiếu FPT, FOX (HN:FOX) đang bay cao.
9h30: VN-Index tăng 1,2 điểm lên 1206 điểm. Lực tăng đến từ các cổ phiếu vốn hoá lớn hoặc có kết quả kinh doanh tốt trong quý I như nhóm cổ phiếu công nghệ…
Nhìn ra thế giới, sau 2-3 phiên hồi phục liên tiếp, nhiều chỉ số chứng khoán lớn ở châu Á hiện đang gặp điều chỉnh trong phiên hôm nay như KOSPI (-1,1%), Nikkei 225 (-0,7%), SSE (-0,2%)…
Diễn biến thị trường ngày 25/4 |
Đáng chú ý, cổ phiếu QCG của CTCP Quốc Cường Gia Lai (HM:QCG) sau nhiều phiên điều chỉnh liên tiếp đã tăng giá trở lại. QCG hiện đang tăng trần sau khi chạm đường trung bình động ngắn hạn MA10.
Dù tăng điểm nhẹ, độ rộng thị trường lại nghiêng về bên bán với hơn 200 mã cổ phiếu giảm điểm. Điều này xảy ra do nhiều cổ phiếu tăng điểm chủ yếu thuộc về các cổ phiếu có vốn hoá lớn hoặc trung bình.
>> Cổ phiếu ‘bốc đầu’ vượt đỉnh lịch sử, doanh nghiệp ‘mang chuông đi đánh xứ người’ của Viettel đang làm ăn ra sao?