Nhờ khoản lãi khủng 780 tỷ trong quý 1 nên cả năm 2022, Vinaconex (Mã HM:VCG) thu tới 1.049 tỷ đồng lãi ròng - tăng gấp đôi năm 2021. Sau 4 phiên giảm điểm, thị trường chứng khoán ghi nhận sắc xanh trở lai trong phiên sáng ngày 15/2.
Một trong số những điểm nhấn trong phiên đến từ sắc tím của nhiều cổ phiếu đầu tư công như VCG, KSB (HM:KSB), FCN (HM:FCN), HHV (HM:HHV), LCG và HT1 (HM:HT1).
Sang phiên chiều, nhóm này tiếp tục duy trì trạng thái tăng trần/cận trần trong đó cổ phiếu LCG của CTCP Lizen thậm chí đang dư mua trần tới 3,5 triệu đơn vị.
Với riêng cổ phiếu VCG của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (sàn HOSE) Với phiên tăng trần hôm nay, thanh khoản của mã có lần đầu trong 10 phiên gần nhất chạm mức 10 triệu đơn vị.
Diễn biến giá cổ phiếu VCG |
Phiên hôm nay nhiều khả năng là một phiên hồi kỹ thuật của cổ phiếu VCG sau khi mã đã có liên tiếp 2 tuần điều chỉnh gần nhất.
Cụ thể, sau khi tạo đáy 11.000 đồng (phiên 16/11/2022) cổ phiếu VCG đã có 2 nhịp hồi ngắn hạn sau đó kéo thị giá lên mức 21.850 đồng tại thời điểm cuối tháng 1/2023 - tương ứng tăng gần gấp đôi giá trị.
Dù tăng trần trong phiên 15/2 song có tới 51% tổng khối lượng khớp lệnh của cổ phiếu VCG đến từ các giao dịch bán chủ động tại các mức giá trần/cận trần trong đó có tới 3,6/5,8 triệu cổ phiếu VCG được khớp lệnh tại mức giá trần phiên này đến từ việc nhà đầu tư bán ra chủ động.
Hiện các đường MA50 - 100 vẫn đang nằm dưới đường MA200 chưa cho thấy triển vọng rõ nét của cổ phiếu VCG trong dài hạn. Công ty chứng khoán nhận định trong 1 - 2 phiên tới nhà đầu tư cần chú ý theo dõi diễn biến tiếp theo của cổ phiếu VCG quanh ngưỡng 20.000 đồng, chờ xác nhận tín hiệu tăng trước khi ra quyết định mua vào.
Khớp lệnh theo bước giá cổ phiếu VCG phiên 15/2/2023 (Nguồn VNDirect) |
Rộng ra, nhà đầu tư nước ngoài đã âm thầm mua ròng cổ phiếu VCG trong 4 tháng gần nhất kể từ nửa cuối tháng 10/2022 với tổng khối lượng 11 triệu cổ phiếu - giá trị tương ứng hơn 200 tỷ đồng. Mặc dù vậy, đến cuối phiên 15/2, tỷ lệ sở hữu của nhóm này vẫn chưa đầy 5% vốn Vinaconex.
Về kết quả kinh doanh, năm 2022, Vinaconex đạt tổng doanh thu 8.629 tỷ - gấp 1,5 lần năm 2021 (tương đương 63% kế hoạch). Trong cơ cấu doanh thu, hoạt động chính trong mảng xây lắp đóng góp tới 70% với gần 6.000 tỷ đồng, hoạt động sản xuất công nghiệp đạt 949 tỷ, mảng kinh doanh bất động sản đem về 609 tỷ, hoạt động giáo dục ghi nhận 212 tỷ,…
Dù chi phí hoạt động ở mức cao song nhờ khoản lãi khủng 780 tỷ đồng trong quý đầu năm nên cả năm công ty vẫn đạt lợi nhuận sau thuế 1.049 tỷ đồng - tăng 102% so với năm 2021.
Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của Vinaconex tăng 1.315 tỷ đồng so với đầu năm - đạt 32.285 tỷ trong đó lượng tiền mặt và tương đương giảm gần 1.000 tỷ về còn 1.749 tỷ đồng; khoản tiền gửi ngắn hạn giảm tới 63% về mức 1.426 tỷ; khoản phải thu ngắn hạn vẫn ở mức cao với 9.376 tỷ đồng (đã trích lập dự phòng 1.126 tỷ đối với các khoản nợ xấu khó đòi); hàng tồn kho tăng gần gấp đôi đầu kỳ - đạt mức 6.767 tỷ.
Nợ phải trả của công ty vẫn ở mức cao với 22.259 tỷ đồng - gấp hơn 2 lần vốn chủ sở hữu trong đó vay nợ tài chính tới 13.223 tỷ đồng - chiếm gấn 60% tổng nợ. Vay nợ khổng lồ khiến công ty phải chi tới 753 tỷ đồng chi phí lãi vay trong năm qua - lần lượt tăng gấp 2 và 3 lần so với 2 năm trước đó.
Vinaconex đang còn dư nợ trái phiếu (toàn bộ là dài hạn) với giá gốc là 3.789 tỷ |
Kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận hơn 30% năm 2023
Được biết, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam hiện hoạt động đa ngành với 22 công ty con tại nhiều lĩnh vực trong đó mảng xây dựng vẫn là trụ cột với đóng góp hơn 60% doanh thu hàng năm.
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS (HN:MAS)) đánh giá, Vinaconex có lợi thế lớn khi nhận thầu các dự án xây dựng đầu tư công lớn với kinh nghiệm hơn 35 năm nhờ khả năng thi công tốt và chủ động nguyên liệu đầu vào (xi măng, bê tông) với hệ thống các công ty con.
Trong khi đó, việc Chính phủ thúc đẩy các dự án đầu tư công đang là câu chuyện trọng tâm với các doanh nghiệp Xây dựng và Hạ tầng. Cụ thể, 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 qua 15 tỉnh đã chính thức khởi công với tổng mức đầu tư lên đến 147.000 tỷ đồng. Cùng với đó là dự án thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1 với giá trị thầu hơn 35.000 tỷ đồng.
Với những lợi thế trên, MAS dự phóng doanh thu và lãi ròng công ty mẹ Vinaconex năm 2023 sẽ đạt lần lượt 11.929 tỷ và 985 tỷ đồng - tăng 38% và 31% so với năm 2022.