Trong bối cảnh, giá dầu Brent tiếp tục neo ở mức cao trước những lo ngại về nguồn cung, chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị mua một mã dầu khí với kỳ vọng tăng đến 40%. Chứng khoánGiá dầu Brent lên đỉnh 10 tháng - kích hoạt cú nhảy vọt của cổ phiếu dầu khí?Băng Băng • 15/09/2023 08:11Trong bối cảnh, giá dầu Brent tiếp tục neo ở mức cao trước những lo ngại về nguồn cung, chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị mua một mã dầu khí với kỳ vọng tăng đến 40%.
Ngày 14/9, giá dầu thô Brent tiếp tục tăng lên mức 92,04 USD/thùng. Đáng chú ý, giá dầu tiếp tục neo ở mức cao bất chấp dữ liệu của chính phủ Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô, xăng và sản phẩm chưng cất tăng trong tuần trước.
Vừa qua, Tổ chức các nước xuất khâu dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu sẽ tăng mạnh trong năm nay và năm 2024, thiết lập các mức cao kỷ lục mới.
Tập đoàn tài chính Bank of America (BofA) dự báo tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể đẩy giá dầu thô vượt ngưỡng 100 USD/thùng trong những tháng cuối năm 2023. Trên thị trường kỳ hạn, chênh lệch giá giữa các hợp đồng dầu Brent có kỳ hạn kết thúc gần với các hợp đồng có kỳ hạn kết thúc sau 6 tháng nữa đã lên tới 4,90 USD/thùng - mức chênh lệch cao nhất kể từ tháng 10/2022, phản ánh phần nào tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn.
Biến động giá dầu Brent trong 1 năm qua (Nguồn: emg.kurzy.cz)Giá dầu tăng đem tới kỳ vọng về cú nhảy cho các cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí. Mới đây, Chứng khoán Yuanta (FSC) đã khuyến nghị cổ phiếu CNG với mức giá kỳ vọng 44.987 đồng/cp (cao hơn 40% so với giá đóng cửa ngày 14/9).
Theo FSC, trong bối cảnh giá khí tự nhiên giảm, giá bán của CNG sẽ được tính toán neo theo % giá dầu Brent để CNG có lợi nhuận nên CNG sẽ hưởng lợi khi giá dầu Brent tăng cao.
Nhóm phân tích kỳ vọng giá dầu sẽ giữ ở mức cao từ đây đến cuối năm 2023 nhờ: 1) hành động cắt giảm sản lượng của OPEC+; 2) vấn đề Nga – Ukraine vẫn tiếp diễn làm hạn chế nguồn cung từ Nga; 3) nhu cầu dự kiến sẽ tăng khi nền kinh tế thế giới phục hồi.
Với việc giá dầu tăng mạnh từ đầu quý 3/2023 đến nay, FSC kỳ vọng CNG cải thiện lợi nhuận tốt trong nửa cuối năm nhờ 1) biên lợi nhuận cải thiện khi hàng tồn kho (HTK), với giá vốn thấp trong quý 1, 2/2023, tăng cao (mặc dù giá trị HTK khá thấp so với doanh thu nhưng lịch sử cho thấy biên lợi nhuận gộp cải thiện có độ trễ nhất định so với hàng tồn kho); 2) doanh thu kỳ vọng tăng trưởng trở lại khi kinh tế hồi phục và nhu cầu tăng từ các doanh nghiệp FDI.
Bên cạnh đó FSC nhận thấy CNG có tiềm năng lớn từ mảng mới phân phối LNG: CNG hiện đang phối hợp với GAS (HM:GAS) và PVGas LNG vận hành thương mại kho LNG công suất 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu). LNG dự kiến được GAS nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam từ tháng 7/2023, phục vụ cho các nhà máy điện khí và khách hàng công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ. LNG nhập khẩu sẽ được phân phối đến các khách hàng theo 2 phương thức: đường ống và xe bồn. Với lợi thế CNG nắm 70% thị phần khí CNG và sở hữu hệ thống phân phối CNG sẵn có (xe bồn và đường ống đến các KCN), FSC kỳ vọng CNG sẽ là một trong các công ty chính trong công việc phân phối LNG tại Việt Nam. CNG Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng sản lượng bình quân 11% – 13%/năm trong giai đoạn từ 2023 – 2025, chiếm 70% thị phần cung cấp khí CNG và 60% thị phần cung cấp khí LNG bằng xe bồn và toàn quốc.
CNG cũng vừa phát hành cổ phiếu trả cổ tức, tỷ lệ 30%. Việc này dự kiến sẽ giúp cải thiện thanh khoản và tăng tính hấp dẫn cho cổ phiếu CNG.
FSC định giá CNG bằng 2 phương pháp P/E và P/B, tỷ trọng 50% mỗi phương pháp. Chúng tôi dùng mức P/E và P/B dự phóng lần lượt là 12.0x và 2.0x lần, tương đương mức trung bình 2 năm +1SD do triển vọng kinh doanh tích cực khi giá dầu tăng cao và kho LNG Thị Vải sắp vận hành chính thức. Kết quả dự phóng trung bình là 44.987 đồng/cp.
Trong ngắn hạn, giá đang tiệm cận vùng kháng cự quanh 33.500 đồng với chỉ báo RSI, MACD đang cho phân kỳ giảm nên nhịp điều chỉnh ngắn hạn có thể xuất hiện từ vùng trên. Vùng hỗ trợ mạnh cho CNG ở quanh 27.300-29.300 đồng.