Theo Lan Nha
Investing.com – Khối ngoại đang là điểm trừ trong bức tranh thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023. Động thái “xả hàng” đã diễn ra xuyên suốt hơn 9 tháng, từ đầu quý 2/2023 cho tới hiện tại. Đà bán ròng trở nên mạnh mẽ trong tháng cuối năm khi chưa qua hết nửa đầu tháng 12, khối ngoại đã bán ròng hơn 5.900 tỷ đồng trên sàn HoSE. Lũy kế từ đầu tháng 4 tới hết phiên 13/12, tổng giá trị bán ròng lên đến 26.700 tỷ đồng (~ 1,1 tỷ USD).
Khối ngoại mua bán ra sao trên HOSE kể từ đầu tháng 12?
Trong tháng 12, nhà đầu tư nước ngoài gia tăng áp lực bán trên HOSE trên cả kênh cổ phiếu và chứng chỉ quỹ ETF nội với giá trị lần lượt là 4.998 tỷ đồng và 912 tỷ đồng trong khoảng thời gian 1 – 13/12.
Sau giai đoạn hút tiền, các ETF nội bị rút ròng gần 5.700 tỷ đồng kể từ đầu năm, trong đó quy mô rút quỹ là hơn 10.800 tỷ đồng, gấp đôi lượng tiền huy động được. Trong giai đoạn này, DCVFMVN Diamond ETF và SSIAM VN Finlead ETF tiếp tục giảm quy mô.
Còn với cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE, lực bán tập trung trong nhóm VN 30 khi chiếm gần 70% giá trị rút toàn sàn. Nhà đầu tư ngoại bán ròng 10.347 tỷ đồng cổ phiếu trong nhóm này và mua vào 6.886 tỷ đồng, chênh lệch 3.461 tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu bị bán mạnh nhất có 8 cổ phiếu thuộc rổ VN30, ngoại trừ VND (HM:VND) ở vị trí cuối bảng xếp hạng và (HM:DXG) ở vị trí thứ 8.
Cổ phiếu của (HM:VHM) của Vinhomes dẫn đầu với giá trị 1.154 tỷ đồng. Đây là cổ phiếu duy nhất chịu áp lực bán ra trên 1.000 tỷ đồng và bỏ khá xa vị trí thứ hai. Trong 3 tháng qua, dòng tiền ngoại rút hơn 2.600 tỷ đồng khỏi cổ phiếu này, xếp thứ hai thị trường, sau MWG (HM:MWG) (2.712 tỷ đồng). VIC (HM:VIC) cũng bị bán hơn 133 tỷ đồng từ đầu tháng 12.
Theo quan sát, (HM:VNM) của Vinamilk bị bán ròng 503 tỷ đồng, tiếp theo sau đó là (HM:STB) (488 tỷ đồng), (HM:HPG) (304 tỷ đồng). Quy mô bán ròng 200 – 300 tỷ đồng còn có bốn cổ phiếu là (HM:VCB) (273 tỷ đồng), (HM:MSN) (270 tỷ đồng), (HM:VPB) (246 tỷ đồng), HM:DXG) (222 tỷ đồng).
Khối ngoại mua/bán trên HOSE từ đầu tháng 12/2023 (tính đến ngày 13/12/2023)
Dòng tiền ngoại cũng rút với giá trị 100 – 200 tỷ đồng tại các cổ phiếu như SHB, VND, VCI, HCM. Ở nhóm chứng khoán, ngoài các cổ phiếu kể trên, dòng tiền ngoại cũng trong trạng thái bán ròng đối với VIX (HM:VIX), SSI (HM:SSI).
Nhóm cổ phiếu bị bán ròng nhẹ còn có sự xuất hiện của MWG. So với những tháng trước đó, áp lực bán tại cổ phiếu của nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam suy giảm đáng kể trong tháng 12 và xuất hiện những phiên mua ròng trở lại.
Chiều ngược lại, cổ phiếu MBB (HM:MBB) được mua nhiều nhất với giá trị 343 tỷ đồng. Nhà đầu tư còn mua vào hai cổ phiếu vốn hóa lớn là VHC (HM:VHC) (212 tỷ đồng) và DGC (HM:DGC) (150 tỷ đồng). Bluechip khác được mua trên 100 tỷ đồng là FPT (HM:FPT) (149 tỷ đồng).
Còn trên HNX, khối ngoại mua ròng nhẹ 60 tỷ đồng, tập trung vào IDC (HN:IDC) (107,6 tỷ đồng) và CEO (47,1 tỷ đồng). Chiều ngược lại, SHS (HN:SHS) bị bán hơn 76 tỷ đồng. Pyn Elite Fund là quỹ đầu tư giao dịch cổ phiếu SHS nhộn nhịp nhất khi trở thành cổ đông lớn và liên tục mua vào bán ra.
Tại thị trường UPCoM, khối ngoại rút ròng nhẹ 55 tỷ đồng, giao dịch tập trung tại QNS (HN:QNS), ACV (HN:ACV), VEA (HN:VEA) trong khi TCI dẫn đầu ở chiều bán ra.
Bạn không biết cách phân tích và định giá doanh nghiệp dựa trên các thông tin về lợi nhuận và doanh thu? Đừng lo, chúng tôi có công cụ định giá và phân tích cho bạn. InvestingPro giúp bạn biết giá hợp lý để mua và bán cổ phiếu. Dễ sử dụng với mọi thông tin có sẵn cho nhà đầu tư không chuyên, InvestingPro còn có chi phí hấp dẫn (chỉ trong năm nay). Hãy tìm hiểu về công cụ này tại đây để nhận được ưu đãi lên đến 60% + 10% chiết khấu thêm khi nhập mã VIETNAMPRO vào ĐÂY