Theo Hoang Nhan
Investing.com -- MBKE: Dự báo cơ cấu FUEVFVND, DXG vào diện cảnh báo và bị cắt margin, VNDIRECT (VND (HM:VND)) tạm thời bị loại khỏi các rổ cổ phiếu do chuyển sàn, Cuộc chiến giữa Trung Quốc với các hãng thời trang, Kênh đào Suez tiếp tục bị nghẽn... là những tin tức đáng chú ý trong phiên giao dịch hôm nay, ngày 25/3.
1. Điểm nổi bật trên thị trường Việt Nam
MBKE: Dự báo cơ cấu FUEVFVND
- Ngày 31/3 sẽ là ngày chốt dữ liệu để thực hiện việc tính toán cơ cấu quỹ VFMVN Diamond ETF (FUEVFVND) và việc thay đổi tỷ trọng của các cổ phiếu trong VNFin Lead ETF (FUESSVFL), những thay đổi sẽ được hoàn tất vào ngày 19/4. MBKE dự báo rổ chỉ số VN Diamond sẽ loại ra cổ phiếu KDH (HM:KDH) do vi phạm tiêu chí về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài (FOL) (87% so với 90% yêu cầu). TCM của Dệt may Thành Công (HM:TCM) có thể được thêm vào với tỷ trọng dự kiến 3,4%, tương ứng mua vào hơn 4 triệu cổ phiếu. Một điểm đáng chú ý khác là tỷ trọng cổ phiếu CTG (HM:CTG) cũng được dự báo tăng mạnh lên 9,87% trong danh mục, theo đó VN Diamond có thể mua thêm 12,4 triệu cổ phiếu. BID (HM:BID) cũng có thể được nâng tỷ trọng mạnh lên 15%, tương ứng việc mua vào hơn 6 triệu đơn vị. Trong khi đó cổ phiếu STB (HM:STB) sẽ hạ tỷ trọng lớn nhất về 3,6%, tương đương với việc bán ra gần 10 triệu đơn vị.
DXG vào diện cảnh báo và bị cắt margin:
- Cổ phiếu DXG của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HM:HM:DXG) (HOSE: DXG) vào diện bị cảnh bảo kể từ ngày 31/03/2021. Lý do là lãi ròng trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2020 của DXG là con số âm gần 496 tỷ đồng. Năm 2020, công ty ghi nhận doanh thu 2.899 tỷ đồng, giảm phân nửa so với năm 2019. Chi phí hoạt động tăng mạnh, đặc biệt chi phí lãi vay khiến doanh nghiệp lỗ thuần từ HĐKD hơn 4 tỷ, cùng kỳ lãi 2.309 tỷ đồng. Vì kết quả kinh doanh không khả quan, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa bán ra 3,78 triệu cổ phiếu DXG, giảm sở hữu từ 17,39% về còn 16,66% vốn điều lệ.
VNDIRECT (VND) tạm thời bị loại khỏi các rổ cổ phiếu do chuyển sàn:
- Sở GDCK TP.HCM (HM:HCM) (HoSE) vừa ra thông báo loại cổ phiếu VNDIRECT (VND) ra khỏi các bộ chỉ số VNFinLead, VNFinSelect cũng VNMidcap, VN100, VNAllShare do tạm chuyển giao dịch sang Sở GDCK Hà Nội (HNX). Trong các bộ chỉ số mà VND tạm bị loại ra, đáng chú ý có VNFinLead khi thị trường hiện đang có quỹ SSIAM VNFinLead ETF sử dụng bộ chỉ số này làm tham chiếu. Dù vậy, trong cơ cấu danh mục hiện nay, VND là cổ phiếu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong rổ VNFinLead với 0,2%, do đó tác động của việc loại cổ phiếu này sẽ không quá lớn. Theo thông báo mới đây, VND sẽ giao dịch ngày cuối cùng trên HoSE là 30/3/2021. Với quy trình hiện nay, nhiều khả năng VND sẽ giao dịch trên HNX từ ngày 5/4/2021 (thứ 2). VND cũng là cổ phiếu có thanh khoản lớn nhất trong số các mã cổ phiếu “xung phong” chuyển sàn, với khối lượng giao dịch hàng triệu đơn vị mỗi phiên.
2. Điểm nổi bật trên thị trường thế giới
Cuộc chiến giữa Trung Quốc với các hãng thời trang:
- Một làn sóng kêu gọi tẩy chay các thương hiệu H&M, Nike đang lan rộng trên mạng xã hội Trung Quốc do liên quan đến các vấn đề chính trị ở Tân Cương. Nguyên nhân của sự việc này bắt nguồn từ việc hàng loạt các thương hiệu thời trang lớn như H&M, Nike, Uniqlo, Adidas, Fila, Puma, GAP, Zara, Tommy Hilfiger, Ralph Lauren,... tuyên bố không nhập bông vải Tân Cương, Trung Quốc với lý do “không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng”. Mỹ, EU, Anh và Canada hôm 22-3 cũng đã phối hợp trừng phạt các quan chức Trung Quốc vì những cáo buộc lạm dụng nhân quyền ở Tân Cương. Sự việc bùng lên khi đài truyền hình Trung ương Trung Quốc lên án hãng thời trang H&M, cùng làn sóng hashtag kêu gọi kêu gọi gỡ bỏ sản phẩm của H&M bởi người nổi tiếng và Đoàn Thanh niên Trung Quốc. Nike cũng chịu chung số phận khi trước đó đã đăng một tuyên bố bày tỏ lo ngại về vấn đề lao động tại Tân Cương. Hiện tại, Sản phẩm của các hãng thời trang khác ủng hộ chiến dịch này như Nike, Adidas, Uniqlo,... cũng đã bị xóa khỏi các sàn thương mại điện tử Trung Quốc.
Kênh đào Suez tiếp tục bị nghẽn:
- Đây là ngày thứ 3 con tàu khổng lồ Ever Given kẹt ngang tại kênh đào Suez, chắn hoàn toàn tuyến đường vận tải biển huyết mạch. Theo Reuters, do thủy triều xuống thấp và bão cát, việc di chuyển tàu Ever Given tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Các phần mềm theo dõi tàu biển theo thời gian thực cho thấy đến ngày 25-3, con tàu chỉ nhích được một chút so với vị trí mắc cạn hôm 23-3 và . Một số chuyên gia vận tải quốc tế cho biết nếu tàu Ever Given vẫn tiếp tục cản trở lưu thông trong 24-48 giờ tới, một số hãng tàu có thể buộc phải điều chỉnh lại hải trình. Họ sẽ chấp nhận đi vòng xuống mũi Hảo Vọng của châu Phi, kéo dài thời gian di chuyển thêm khoảng 1 tuần. Theo giám đốc của Boskalis, một công ty Hà Lan đang hỗ trợ cứu hộ, việc di dời có thể kéo dài đến hàng tuần.
3. Nhận định diễn biến thị trường
VN-Index tăng sau 15 phút ATO nhưng ngay sau đó đảo chiều giảm điểm khi bước vào thời gian khớp lệnh liên tục. Hàng loạt cổ phiếu lớn điều chỉnh, trong đó, KDC (HM:KDC) giảm 2,9%, VPB (HM:VPB) giảm 1,8%, VIC (HM:VIC) giảm 0,6%, MWG (HM:MWG) giảm 0,7%. Tới 9h50, chỉ số chạm hỗ trợ tại vùng 1,155 điểm, lực cầu lúc này vào mạnh giúp hàng loạt cổ phiếu lớn tăng giá và đồng thời kéo chỉ số hồi phục. Nhiều cổ phiếu lớn tiếp tục nhận được lực cầu tốt và tăng giá rất mạnh, trong đó, VIC tăng đến 3,9% lên 112.100 đồng/cp, STB tăng 3,5% lên 19.050 đồng/cp, VCG (HM:VCG) tăng 3,2% lên 44.700 đồng/cp. Nhóm cổ phiếu hàng không cũng biến động tích cực khi HVN (HN:HVN) tăng 4,8% lên 33.000 đồng/cp, VJC (HM:VJC) tăng 2% lên 130.500 đồng/cp, ACV (HN:ACV) tăng 1,5% lên 73.600 đồng/cp. FLC (HM:FLC) là cái tên nổi bật trong sáng nay khi tăng vượt mốc 10.000 đồng và đây cũng là mức cao nhất FLC đạt được trong 9 năm qua (tính theo giá điều chỉnh). Bật tăng mạnh 16 điểm từ vùng hỗ trợ, đà tăng chững hẳn lại khi chạm mốc 1,170 điểm, thị trường giảm nhẹ nhưng tích cực hơn khi số mã tăng điểm nhìn chung đã cân bằng so với số mã giảm. Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 5,4 điểm (0,46%) lên 1.167,21 điểm; HNX-Index tăng 0,02% lên 268,76 điểm và UPCom-Index tăng 0,03% lên 80,52 điểm.Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi tiếp tục bán ròng hơn 500 tỷ đồng trên toàn thị trường, lực bán tập trung vào VNM (HM:VNM), CTG, SSI (HM:SSI), HPG…
Sang phiên chiều, thị trường lại tiếp tục quay đầu giảm điểm. Khối lượng bán vẫn khá mạnh đầu phiên chiều cho thấy thị trường vẫn chưa phục hồi rõ ràng. Thị trường nghẽn lệnh sau 30 phút giao dịch, giảm gần 7 điểm so với mức đóng cửa phiên sang. Khối ngoại hôm nay mua ròng gần 300 tỷ đồng và chấm dứt chuỗi 24 phiên bán ròng liên tiếp. Tuy vậy, lực mua chủ yếu tập trung vào VIC thông qua giao dịch thỏa thuận ít phút cuối phiên với giá trị chiếm tới hơn 700 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,29 điểm (0,11%) lên 1.163,1 điểm. Toàn sàn có 205 mã tăng, 245 mã giảm và 64 mã đứng giá. Giá trị khớp lệnh chỉ còn hơn 13.500 tỷ đồng trên sàn HOSE trong khi giao dịch thỏa thuận chiếm hơn 3,9 nghìn tỷ đồng.