Trong nhịp tăng mạnh của giá đường thế giới, doanh nghiệp đường trong nước được đánh giá hưởng lợi nửa cuối năm. 2 trong số những cổ phiếu trên sàn hiện đang giao dịch gần đỉnh lịch sử. Chứng khoánCổ phiếu mía đường - "trận đánh" trung hạn?Quốc Trung • 26/08/2023 11:18Trong nhịp tăng mạnh của giá đường thế giới, doanh nghiệp đường trong nước được đánh giá hưởng lợi nửa cuối năm. 2 trong số những cổ phiếu trên sàn hiện đang giao dịch gần đỉnh lịch sử.
Nhiều cổ phiếu nhóm mía đường đã đem đến niềm vui cho cổ đông trong 2 phiên cuối tuần sau 1 tháng điều chỉnh trước đó. Mặc dù vậy, nhịp tăng nhịp này chưa thể giúp một số nhà đầu tư "về bờ".
Theo quan sát, chuyển động giá cổ phiếu SLS và KTS thời gian qua có dấu ấn rất mạnh của các dòng tiền tạo lập. Trong khi đó, SBT (HM:SBT), LSS sau nhịp giảm giá bắt đầu ghi nhận sự trở lại của một số dòng tiền chủ lực.
Hầu hết cổ phiếu phiếu đường đang cho điểm mua tích lũy trở lại. Xét trên góc độ kỹ thuật, cổ phiếu CBS đã "lang thang" vùng kháng cự 40.0 - 42.x trong gần 11 tháng qua; một nhịp tăng với tín hiệu rõ ràng hoàn toàn có thể phá vỡ xu hướng hiện tại. Hơn nữa, chỉ số P/E và P/B của Đường Cao Bằng vẫn đang thấp hơn rất nhiều so với trung bình ngành và trung bình thị trường chứng khoán.
Mã SBT của Đường Thành Công đang test lại kháng cự cũ 1 năm với thanh khoản chưa đủ lớn.
Cổ phiếu LSS của Mía đường Lam Sơn đang có cơ hội hướng vùng giá gần 15.000 đồng/cp hồi nửa cuối tháng 7. Tuy nhiên việc hụt giá trần cùng cây nến đỏ với Vol đột biến trong phiên 25/8 cũng là yếu tố đáng lưu ý.
Trong khi đó, QNS của Đường Quảng Ngãi (HN:QNS) đang hướng lên sát mức đỉnh lịch sử gần 53.000 đồng/cp sau khi vượt trở lại đường EMA50 phiên 24/8 vừa qua. Đi kém với đó là vị thế gia tăng của dòng tiền cá mập.
Hay như SLS cũng đang tích lũy tại vùng đỉnh lịch sử 210.000 - 215.000 đồng/cp.
Có thể thấy, thông tin Ấn Độ ngừng xuất khẩu đường trong thời gian tới phần nào đã "nguội". Nhịp điều chỉnh nhẹ có thể sẽ xuất hiện trở lại trong những phiên giao dịch trước nghỉ lễ 2/9. Tuy nhiên, câu chuyện giá đường tăng có thể sẽ tác động tích cực đến câu chuyện kinh doanh của các doanh nghiệp ngành đường trong nửa cuối năm 2023.
Động thái tạm dừng xuất khẩu lần đầu tiên sau 7 năm của Ấn Độ dẫn đến những lo ngại về nguồn cung khan hiếm đè nặng lên an ninh lương thực toàn cầu khiến giá đường tiếp tục neo ở mức cao nhất 11 năm. Theo dữ liệu từ Trading Economics, giá đường thô thế giới đạt 23,8 US cent/pound - tăng 27,5% so với thời điểm đầu năm nay.
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), giá đường mía sẽ tiếp tục neo ở mức cao, hỗ trợ đà tăng trưởng của các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước và trên thế giới trước khi bước giai đoạn điều chỉnh rõ ràng hơn.
Ông Võ Văn Huy - Trưởng phòng Khách hàng cao cấp Chứng khoán DNSE nhận định, giá đường được dự báo còn tiếp tục tăng nhờ thuế phòng về thương mại áp dụng lên đường Thái Lan lần hai vào tháng 8/2022.
Ngành đường cũng gián tiếp hưởng lợi từ giá đường thế giới khi nguồn cung của hai nước có thị phần xuất khẩu lớn là Brazil (41%) và Ấn Độ (15%) được dự báo giảm bởi điều kiện thời tiết bất lợi tại Ấn Độ (mưa lớn) và các nhà sản xuất mía đường Brazil dự kiến tiếp tục ưu tiên sản xuất ethanol (dùng làm nhiên liệu cho xe) thay vì đường trong niên vụ 2023 - 2024.
Với nhóm doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán, khi giá mía đường tăng cao, hàng tồn kho sẽ là một trong những lợi thế giúp doanh nghiệp đón đầu nhu cầu trong thời gian tới.
Với Đường Quảng Ngãi, không chỉ báo lãi lớn 712 tỷ trong quý vừa qua, lượng hàng tồn kho của công ty cũng khá dồi dào với khoảng 1.800 tỷ đồng - gần gấp đôi đầu năm. Mía đường Lam Sơn ghi nhận mức tăng gần 100 tỷ so với cùng kỳ lên mức 730 tỷ.
