Vietstock - Chứng khoán phái sinh ngày 30/10/2024: Liên tục giằng co
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 29/10/2024. VN30-Index tăng điểm cùng với khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý phân vân của các nhà đầu tư.
I. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CỦA CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
I.1. Diễn biến thị trường
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 29/10/2024. Cụ thể, VN30F2411 (F2411) tăng 0.56%, đạt 1,339.4 điểm; VN30F2412 (F2412) tăng 0.61%, đạt 1,341.9 điểm; hợp đồng VN30F2503 (F2503) tăng 0.4%, đạt 1,338.6 điểm; hợp đồng VN30F2506 (F2506) tăng 0.42%, đạt 1,338.8 điểm. Chỉ số cơ sở VN30-Index kết phiên ở mức 1,335.76 điểm.
Trong phiên giao dịch ngày 29/10/2024, hợp đồng VN30F2411 bật tăng ngay từ đầu phiên và chuyển sang trạng thái giằng co trên mốc tham chiếu với lợi thế nghiêng về phe Long khi kết thúc phiên sáng. Diễn biến đi ngang tiếp tục diễn ra trong suốt thời gian diễn ra phiên chiều giúp cho F2411 giữ nguyên sắc xanh và đóng cửa ở mức 1,339.4 điểm.
Đồ thị trong phiên của VN30F2411
Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/
Kết phiên, basis hợp đồng VN30F2411 thu hẹp so với phiên trước đó và đạt giá trị 3.64 điểm. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã bớt lạc quan hơn.
Biến động VN30F2411 và VN30-Index
Nguồn: VietstockFinance
Lưu ý: Basis được tính theo công thức sau: Basis = Giá hợp đồng tương lai - VN30-Index
Khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường phái sinh lần lượt tăng 25.79% và 26.56% so với phiên ngày 28/10/2024. Cụ thể, khối lượng giao dịch F2411 tăng 25.71% với 163,921 hợp đồng được khớp lệnh. Khối lượng giao dịch của F2412 đạt 303 hợp đồng, tăng 106.12%.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng khối lượng bán ròng trong phiên giao dịch ngày 29/10/2024 đạt 1,420 hợp đồng.
Biến động khối lượng giao dịch ngày của thị trường phái sinh. Đvt: Hợp đồng
Nguồn: VietstockFinance
I.2. Định giá các hợp đồng tương lai
Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 30/10/2024, khung giá hợp lý của các hợp đồng tương lai đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:
Bảng tổng hợp định giá các hợp đồng phái sinh của chỉ số VN30-Index
Nguồn: VietstockFinance
Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại hợp đồng tương lai.
I.3. Phân tích kỹ thuật VN30-Index
Trong phiên giao dịch ngày 29/10/2024, VN30-Index tăng điểm cùng với khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý phân vân của các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, VN30-Index đang test lại ngưỡng Fibonacci Projetion 50% (tương đương vùng 1,315-1,335 điểm) trong bối cảnh chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục hướng đi xuống và tiến sâu vào vùng quá bán (oversold). Nếu tín hiệu mua xuất hiện trở lại thì kịch bản phục hồi ngắn hạn có thể xảy ra trong các phiên tới.
Tuy nhiên, chỉ báo ADX đang vận động trong vùng xám (20 Biểu đồ phân tích kỹ thuật của chỉ số VN30-Index Nguồn: VietstockUpdater II. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 30/10/2024, khung giá hợp lý của các hợp đồng tương lai đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau: Bảng tổng hợp định giá các hợp đồng phái sinh trái phiếu Chính phủ Nguồn: VietstockFinance Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại hợp đồng tương lai. Theo định giá trên thì hợp đồng GB05F2412, GB05F2503 và GB05F2506 hiện đang có giá khá hấp dẫn. Nhà đầu tư có thể tập trung chú ý và mua vào trong thời gian tới do các hợp đồng tương lai này đang có giá hời trên thị trường. Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock