Vietstock - Nhịp đập Thị trường 17/02: VIC (HM:VIC) rớt mạnh, VN-Index lao dốc
VN-Index kết phiên sáng giảm 0.36%, đạt mức 934.07 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.44 điểm và rơi về mức 109.3 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 196 mã tăng và 332 mã giảm.
Rổ VN30 đỏ lửa với 17 mã giảm, 11 mã tăng và 2 mã đứng giá. ROS (HM:ROS) dần đầu chiều giảm ở mức hơn 4%, theo sau là VIC với mức hơn 3% và đây cũng là tác nhân chính khiến VN-Index rơi khỏi tham chiếu khi chỉ mã này đã khiến chỉ số mất hơn 2 điểm. Theo góc nhìn kỹ thuật thì nhịp giảm này đã có thể được nhìn thấy từ 3 phiên trước và hỗ trợ mạnh của mã nằm ở vùng 97,000-100,000 đồng. Ở chiều ngược lại, BID (HM:BID), TCB (HM:TCB), VNM (HM:VNM) là những mã ảnh hưởng tích cực nhất tới chỉ số.
Diễn biến HNX-Index cũng khá giằng co dưới sự đấu đá từ các mã TVC, CEO (HN:CEO), PVS (HN:PVS) ở chiều tăng và VCS (HN:VCS), ACB (HN:ACB), PHP ở chiều giảm.
Nhóm ngân hàng xanh ngắt với chỉ 3 mã lùi nhẹ dưới tham chiếu là ACB, VPB (HM:VPB) và VIB, trong khi số mã tăng là 9 và ấn tượng nhất là TCB với sắc xanh hơn 2% và đạt thanh khoản lớn.Theo sau TCB là BID, STB (HM:STB), LPB (HN:LPB) và MBB (HM:MBB) và thanh khoản các mã đều có phần cải thiện so với những phiên trước.
TVC tiếp tục tăng kịch trần với dư mua đạt hơn 67 ngàn đơn vị, song khối lượng khớp ở mã lại suy giảm khi hiện chỉ mới khớp hơn 23 ngàn đơn vị. Với việc mã này đang tìm kiếm đỉnh cao mới cùng sự suy yếu của khối lượng cho thấy khả năng cao đà tăng trần này sẽ còn tiếp diễn. Trong khi đó, công ty con của mã là TVB cũng đã vượt đỉnh cao mọi thời đại và bật nhảy gần 4% cùng thanh khoản vượt trội ở phiên sáng nay. Tình hình kinh doanh của TVC trong năm 2019 nhiều khả năng là động lực đằng sau sự tăng trưởng này khi lợi nhuận sau thuế đạt hơn 22 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm trước.
Nhóm thủy sản, dệt may sau những phiên bứt phá nhờ vào thông tin hiệp định EVFTA được chấp thuận nay đã điều chỉnh trở lại với sắc đỏ tràn ngập cả hai nhóm. TCM (HM:TCM), GIL, STK (HM:STK), VGT (HN:VGT) đều mất hơn 2% tại nhóm dệt may, trong khi VHC (HM:VHC), IDI, ANV (HM:ANV), MPC (HN:MPC) lùi hơn 1%. Điểm đáng chú ý là lực cầu ở nhóm dệt may có phần mạnh mẽ hơn ở nhóm thủy sản khi đa phần các mã nhóm này đều có thanh khoản kém.
Khối ngoại bán ròng gần 40 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng nhẹ 30 triệu đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu CTG (HM:CTG), VIC, TLG (HM:TLG), KBC (HM:KBC) trên sàn HOSE. SLS, TIG, TNG (HN:TNG) là các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng, trong khi NTP (HN:NTP), SD6, S74 là các mã bị bán ròng tại sàn HNX.
10h30: Nhịp rung lắc trở lại
Dưới sự cân bằng đến từ lực cung và cầu, các chỉ số trường liên tục giằng co trong suốt thời gian qua.
Rổ VN30 phân hóa nhẹ với 11 mã xanh, 14 mã đỏ và 5 mã đứng giá, song đa phần biên độ dao động các mã đều dưới 1%, ngoại trừ NVL (HM:NVL), MSN (HM:MSN), ROS ở chiều giảm và TCB, MBB, BID, STB, CTD (HM:CTD) ở chiều tăng. Điều này khiến VN30-Index và VN-Index liên tục giằng co quanh tham chiếu.
Không rõ thông tin bà Mai Kiều Liên (Tổng giám đốc của VNM) đã được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2024 trong ngày 15/02/2020 đã gia tăng niềm tin của nhà đầu tư vào GTN (HM:GTN) hay không, song mã này đã tăng kịch trần trong phiên sáng nay với thanh khoản vượt trội. Trong khi đó, ông lớn VNM chỉ đang nhích nhẹ trên tham chiếu.
VRC sau thông tin muốn mua tối đa 10 triệu cổ phiếu quỹ đã tiếp tục tăng trần với dư mua hơn 230 ngàn đơn vị và thanh khoản rất thấp. Điều này cho thấy bên bán không sẵn sàng xả hàng, qua đó kịch bản tiếp tục trần dự kiến sẽ còn tiếp tục. Theo góc nhìn kỹ thuật thì giá có kháng cự nhỏ quanh vùng 7,200 đồng, song nếu vượt được ngưỡng này thì đà tăng nhiều khả năng sẽ đưa giá đến vùng quanh mốc 15,000 đồng (đáy cũ trước đó).
CTD, L14 là hai điểm nhấn nổi bật tại nhóm xây dựng với sắc xanh hơn 2% và diễn biến theo góc nhìn kỹ thuật khá tích cực. Trong khi CTD đang cho dấu hiệu breakout khỏi trendline giảm dài hạn từ đầu tháng 01/2019 thì L14 đã breakout khỏi trendline giảm ngắn hạn, dự báo về sự kết thúc của xu hướng giảm này. Nếu vượt được mốc 55,000 đồng thì L14 nhiều khả năng sẽ tiến đến vùng quanh mốc 59,000 đồng.
Dòng tiền có vẻ đã không còn mặn mà với nhóm dược và dụng cụ y tế khi đa phần các mã đều chỉ dao động quanh tham chiếu, điển hình như DVN (HN:DVN), DHG (HM:DHG), IMP, TRA (HM:TRA) ,DHT. DNM sau một hồi bứt phá hiện đứng tại tham chiếu với thanh khoản rất bé.
Mở cửa: Đỏ nhẹ đầu phiên
Sau phiên ATO, 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index đang thể hiện cùng một bộ mặt khi đều giảm nhẹ dưới tham chiếu.
Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên mua với 158 mã tăng và 137 mã giảm điểm. Rổ VN30 đang nghiêng về sắc đỏ khi cả rổ có 11 mã tăng, 15 mã giảm và 4 mã đứng giá
VHM (HM:VHM), VNM và BID đang là những mã có tác động tích cực và mang lại sắc xanh cho thị trường. Ở chiều ngược lại, GAS (HM:GAS), HVN (HN:HVN) cùng với CTG hiện là những mã xuất hiện sắc đỏ và kìm hãm đà tăng mạnh của chỉ số.
Sau phiên ATO, sắc xanh đang dần lan tỏa trong trong nhóm ngân hàng. Cụ thể, LPB đang là điểm nhấn của nhóm này khi bứt phá gần 3%, theo sau đó là cú bứt phá hơn 1% của MBB, TCB và TPB đồng thuận nhích nhẹ trên mốc tham chiếu. Ở phía sắc đỏ, VPB và ACB lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.
Trái ngược với diễn biến của ngành ngân hàng, sắc đỏ đang chiếm ưu thế trong nhóm bất động sản dân dụng. NVL, NDN (HN:NDN), HAR cùng nhau khoác sắc đỏ nhưng chỉ lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. Ở phía ngược lại, CEO đang là điểm nhấn của nhóm này với đà bứt phá gần 6%, theo sau đó là cú bứt phá hơn 1.5% của HDC.
Sự phân hóa đang diễn ra ở nhóm công nghệ thông tin. VGI hiện là cổ phiếu nổi bật khi bật tăng hơn 3%. Trái ngược với sắc xanh của VGI, VTK xuất hiện sắc đỏ và sụt giảm 2.5%, CTR (HN:CTR) thì lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.
Tài chính khác là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 2.04%. Ngược lại, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 0.44%.
Lý Hỏa