Đáng chú ý, tất cả các mã cổ phiếu trên sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngay trong tuần đầu tiên của năm 2023 Dương lịch. Thị trường chứng khoán năm 2022 đã khép lại với việc VN-Index giảm 490 điểm so với thời điểm đầu năm về còn 1.007 điểm. Bên cạnh câu chuyện cổ phiếu tăng giảm hay câu chuyện cổ phiếu chuyển sàn như chúng tôi đã thông tin, nhà đầu tư cũng dành sự quan tâm cho chuyển động của những cổ phiếu đã xuất hiện trên các sàn giao dịch trong năm qua.
Theo thống kê trong năm 2022, thị trường không ghi nhận nhiều tên tuổi mới lần đầu xuất hiện trên cả ba sàn HOSE, HNX và UPCoM.
HOSE đón thêm 5 cổ phiếu: Ngày 12/1/2022, 16,5 triệu cổ phiếu GMH của CTCP Minh Hưng Quảng Trị đã chính thức chào sàn với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu là 22.000 đồng/cổ phiếu.
Không như kỳ vọng, trong suốt một năm qua, mã gần như lao dốc và kết năm chỉ còn 9.680 đồng thị giá - mất tới 56% giá trị.
Đến ngày 28/11/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết và đưa 24 triệu cổ phiếu NO1 của CTCP Tập đoàn 911 vào giao dịch. Chỉ sau 1 tháng, cổ phiếu này giảm hơn 10% về mức 9.000 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 30/12).
Năm 2022 cũng chứng kiến một vài cái tên lớn đã thực hiện niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE sau khi hủy đăng ký tại sàn UPCoM như 267 triệu cổ phiếu HHV (HM:HHV) của CTCP Đầu tư hạ tầng Giao thông Đèo Cả (ngày 20/1/2022) với giá tham chiếu 25.660 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, hiện mã HHV đã mất 65% giá trị kể từ khi niêm yết.
Đến ngày 23/2/2022, gần 93 triệu cổ phiếu CTR của Tổng CTCP Công trình Viettel (HM:CTR) chuyển lên niêm yết trên HOSE với giá tham chiếu 85.400 đồng/cổ phiếu. Sau 10 tháng "chuyển nhà", mã hiện chỉ còn giá 50.400 đồng - tương ứng giảm 41% giá trị.
Tới ngày 10/10/2022, 135,8 triệu cổ phiếu ACG của CTCP Gỗ An Cường chính thức đánh cồng trên HOSE với giá tham chiếu phiên đầu là 67.300 đồng thị. Đến hết phiên 30/12, giá cổ phiếu này chỉ còn 35.400 đồng - giảm 47% so với mức giá khi chào sàn.
HNX có thêm 6 mã: Năm 2022, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng đón thêm 3 cổ phiếu niêm yết mới.
Gương mặt đầu tiên là mã HMR của CTCP Đá Hoàng Mai khi đánh cồng ngày 13/1 với giá tham chiếu 15.700 đồng. Sau gần 1 năm, thị giá HMR giảm còn chưa tới một nửa (chỉ 6.400 đồng/cổ phiếu).
Cùng trong tháng 7, gần 36 triệu cổ phiếu DVM của CTCP Dược liệu Việt Nam và 20 triệu cổ phiếu PCH của CTCP Nhựa Picomat đã chính thức chào sàn HNX; giá tham chiếu trong phiên chào sàn lần lượt là 18.000 đồng và 11.000 đồng.
Gần nửa năm sau ngày chào sàn, DVM giảm gần 30% còn 12.800 đồng thị giá trong khi PCH mất tới 55% (hiện đạt 5.100 đồng).
Ngoài ra, trong năm 2022, có 3 mã chứng khoán chuyển giao dịch từ sàn UPCoM lên HNX gồm TOT của Transimex Logistics, SPC của Bảo vệ Thực vật Sài Gòn và TKG của Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh.
9 "tân binh" ra nhập UPCOM: Với sàn giao dịch UPCoM, dù chỉ là sân chơi phụ song năm qua sàn này cũng đón chào sự xuất hiện của 9 mã chứng khoán mới trong đó có BIG của CTCP Big Invest Group (ngày 10/1, giá tham chiếu 10.900 đồng). Kết phiên 30/12, thị giá của mã chỉ còn 9.400 đồng/cổ phiếu - vốn hóa chưa tới 46 tỷ đồng.
Một cổ phiếu khác là GEE của CTCP Thiết bị Điện Gelex - thành viên của nhóm Gelex cũng gây chú ý khi tăng gấp đôi thị giá chỉ sau 1 tuần chào sàn. Đà tăng nhanh chóng hạ nhiệt ngay sau đó và giá cổ phiếu quay đầu. Kết phiên 30/12, GEE đứng mức 31.000 đồng/cổ phiếu - tăng khoảng 25% so với giá tham chiếu 25.000 đồng song thấp hơn khá nhiều so với mức đỉnh 44.850 đồng từng đạt được.
4 cổ phiếu sẽ "xông đất" thị trường chứng khoán trong tuần tới
Ngày 5/1/2023 tới đây, 35,8 triệu cổ phiếu VNZ của CTCP VNG sẽ chính thức được giao dịch trên sàn UPCoM.
Mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu VNZ là 240.000 đồng/cp. Nếu tính theo mức giá này, vốn hóa của VNG đạt mức 8.592 tỷ đồng (tương đương chưa đến 350 triệu USD). Đáng chú ý, mức giá này thấp hơn nhiều so với định giá tỷ đô trước đây của “kỳ lân” Việt Nam.
Cụ thể, VNG được định giá 1 tỷ USD vào năm 2014, trở thành kỳ lân đầu tiên tại Việt Nam – theo World Startup Report.
Tức tại thời điểm 2019, vốn hóa của VNG đã vượt xa FPT (HM:FPT), công ty công nghệ lớn nhất trên sàn chứng khoán chỉ được định giá 27.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, trái với FPT lợi nhuận tăng trưởng đều đặn qua các năm, VNG được định giá cao trong bối cảnh lợi nhuận công ty sụt giảm mạnh. Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của VNG chỉ đạt 347 tỷ - giảm 64% so với cùng kỳ.
Về tình hình kinh doanh năm nay, quý 3/2022, VNG ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.100 tỷ đồng - giảm 3,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, khoản lỗ 27,6 tỷ từ công ty liên kết và lỗ khác 26,1 tỷ đã nhấn chìm lợi nhuận của VNG.
Kết quả, kỳ lân công nghệ báo lỗ sau thuế 254,5 tỷ đồng. Đây cũng là quý thua lỗ thứ 4 liên tiếp của VNG. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, VNG mang về 5.763 tỷ doanh thu - tăng nhẹ so với cùng kỳ, song lỗ sau thuế 764 tỷ.