Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi công ty Trung Quốc Netta Lab, phối hợp với các chuyên gia từ Đại học Xi’an Jiaotong của Trung Quốc, thì 80% các dự án tiền điện tử đã sao chép code từ các dự án hiện có.
Nghiên cứu điểm tương đồng code C ++ đã kiểm tra chặt chẽ code lập trình của 488 loại tiền kỹ thuật số sử dụng mã nguồn mở. Kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng 405 (82%) các dự án mã hoá đã sao chép tối thiểu 90% code của họ.
95% đến 100% điểm tương đồng đã được phát hiện trong đoạn code của 324 dự án. Chỉ có một vài dự án đã thay đổi một chút code của họ. 38 (7,8%) trong số 488 dự án được phân tích có tỷ lệ tương đồng code ít hơn 80%. Đáng ngạc nhiên, không có dự án nào được coi là nguyên bản.
Xie Shaoyun, nhà sáng lập của Netta Lab, khi giải thích những phát hiện, đã nói rằng điều này cho thấy sự thiếu đổi mới và thiếu tập trung vào các giải pháp thiết thực trong ngành công nghiệp tiền điện tử.
Liệu có phải vì thế mà hầu hết các dự án mã hoá đều không thành công? Có lẽ do số lượng lớn các dự án sử dụng code sao chép, nên có rất ít đồng tiền điện tử hoặc ICO có trường hợp ứng dụng hoặc sản phẩm thật sự độc đáo. Một số chuyên gia mã hoá nói chung theo “chủ nghĩa tối đa” Bitcoin tin rằng phần lớn các “bản sao Bitcoin” là những nỗ lực của những người sáng tạo dự án để kiếm tiền từ “Bitcoin tiếp theo” và cuối cùng đều sẽ biến mất.
Đáng chú ý, quá trình này có thể đang trở thành hiện thực khi sự sụt giảm giá trị của các altcoin trong năm 2018 gần như là tồi tệ nhất kể từ khi bắt đầu toàn bộ ngành công nghiệp tiền điện tử.
Một báo cáo nghiên cứu khác mang tên “Charting the Growth of Cryptocurrencies” (Đồ thị phát triển của tiền điện tử) phát hành hôm 04/09 bởi Greyspark Partners, một công ty tư vấn thị trường vốn toàn cầu hàng đầu, đã tiết lộ rằng “gần 50% trong số 890 dự án ICO được tung ra kể từ năm 2014 đã không huy động thêm được bất kỳ khoản tiền nào.”
Quan trọng hơn, nghiên cứu cũng tiết lộ rằng hơn 50% số ICO ra mắt trong nửa đầu năm 2018 đã không thể đạt được mục tiêu soft cap(*) của họ.
(*) soft cap là số token tối thiểu được bán ra để dự án có thể gọi là huy động vốn thành công
Việc sử dụng code sao chép có lẽ không phải là lý do duy nhất giải thích cho tỷ lệ thất bại cao của tiền điện tử, nhưng nó có thể dẫn đến một vấn đề quan trọng liên quan đến sự đổi mới cho ngành công nghiệp này.
Bạn nghĩ thế nào về kết quả của nghiên cứu trên? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn trong phần bình luận dưới đây!
- Cập nhật tin tức nhanh chóng tại CafeBitcoin!
- Tham gia Chatbox Cafebitcoin tại: https://t.me/cafebitcoinvn1
The post [Nghiên cứu] 82% các loại tiền tệ kỹ thuật số sử dụng code đạo văn appeared first on Cafebitcoin.info.