Investing.com - Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ đươc chú ý trong tuần này khi các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi tác động của việc nới lỏng chính sách gần đây trước bối cảnh bất ổn thương mại và suy giảm tăng trưởng toàn cầu.
Sự xuất hiện của một số diễn giả Fed và bài phát biểu của Chủ tịch ECB Christine Lagarde cũng sẽ được thị trường theo dõi chặt chẽ để tìm bất kỳ dấu hiệu chính sách tiền tệ nào khi các cuộc thảo luận thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kéo dài. Trong khi đó, dữ liệu PMI toàn cầu, công bố vào thứ Sáu, sẽ được thị trường chú ý để tìm những dấu hiệu mới về hậu quả của cuộc chiến thương mại.
Đồng Đô la đã giảm vào cuối ngày thứ Sáu khi một số sự lạc quan trong tiến trình đàm phán thương mại Mỹ - Trung đã thúc đẩy các đồng tiền gắn với thương mại như đồng Euro và đồng Bảng Anh.
So với rổ sáu loại tiền tệ chính, chỉ số đồng Đô la Mỹ đã giảm 0,17% xuống 97,85 trong phiên giao dịch muộn.
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross cho biết đang có tiến bộ dựa trên các chi tiết của Hiệp định, điều này giúp nâng giá các loại tiền tệ gắn nhiều với thương mại và làm giảm giá các tài sản an toàn như đồng Yên Nhật Bản.
Đồng Đô la Mỹ giảm 0,3% so với đồng Euro và giảm 0,2% so với đồng Bảng Anh, lần lượt ở mức 1.1051 và 1.2905. Đồng Đô la mỹ đã tăng 0,3% so với đồng Yên, cuối cùng ở mức 108,73, sau khi đồng Yên an toàn đã tăng hồi đầu tuần khi tình trạng bất ổn chính trị ở Hồng Kông và bất ổn thương mại làm giảm tâm lý ưa rủi ro. Đồng Franc Thụy Sĩ cũng suy yếu 0,2% so với đồng Đô la.
"Đây có thể không phải là sự thay đổi cuộc chơi," Terence Wu, một chiến lược gia ngân quỹ của Ngân hàng OCBC tại Singapore cho biết. "Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng bất kỳ sự đảo ngược nào trong các giao dịch từ bỏ rủi ro có thể không kéo dài."
Những tín hiệu mâu thuẫn về các cuộc đàm phán thương mại đã có rất nhiều trong những ngày gần đây trong khi những bằng chứng về thiệt hại mà cuộc chiến thương mại đang gây ra cho nền kinh tế toàn cầu đang gia tăng.
Vào thứ Sáu, Bộ Thương mại đã báo cáo rằng doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ đã tăng trở lại vào tháng 10, nhưng người tiêu dùng đã phần nào cắt giảm việc mua các mặt hàng gia dụng và quần áo, đặt ra câu hỏi về sức mạnh của người tiêu dùng, sức mạnh hiện đang củng cố nền kinh tế Hoa Kỳ.
Điều đó cũng có thể đã góp phần vào sự gia tăng của đồng Euro và Bảng Anh.
“Khi chúng tôi xem xét các số liệu quý hai ở Châu Âu và Vương quốc Anh, những con số đó rất đáng lo ngại, nhưng bây giờ chúng tôi đang nhìn vào các số của quý thứ ba, đã có tiến bộ tốt hơn một chút và tốc độ đã được theo mong đợi hoặc xa hơn, trong khi tại Hoa Kỳ, các con số đã thực sự chậm lại”, ông Perez nói.
“Đồng Đô la cuối cùng đã phản ứng với những con số đó và cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ không phải là tuyệt vời”.
Trong tuần tới, Investing.com đã tổng hợp các sự kiện quan trọng có khả năng ảnh hưởng đến thị trường.
Thứ ba ngày 19 tháng 11
Úc - Biên bản họp chính sách tiền tệ
Canada – Dữ liệu Sản xuất bán hàng
Hoa Kỳ - Dữ liệu giấy phép xây dựng; Số nhà ở bắt đầu xây dựng; Thành viên FOMC, Williams, phát biểu
Thứ tư ngày 20 tháng 11
ECB - Đánh giá ổn định tài chính
Canada - CPI
Hoa Kỳ - Biên bản họp của FOMC
Thứ năm ngày 21 tháng 11
ECB - Biên bản họp chính sách
Hoa Kỳ - Fed Philly; Dữ liệu thất nghiệp; Doanh số bán nhà hiện có
Thứ Sáu, ngày 22 tháng 11
Nhật Bản - PMI sơ bộ sản xuất; CPI
Chủ tịch ECB Lagarde phát biểu
Eurozone - PMI sơ bộ sản xuất và dịch vụ
Canada – Dữ liệu bán lẻ
Hoa Kỳ - PMI sơ bộ sản xuất và dịch vụ
- Tổng hợp từ Reuters