Vietstock - Góc nhìn 14/03: Cẩn trọng quan sát?
SHS (HN:SHS) dự báo, xu hướng chính của VN-Index vẫn tăng điểm nhưng những nhịp rung lắc sẽ tiếp tục với hỗ trợ gần nhất trong khoảng 1,000-1,005 điểm. BSI cho rằng nhà đầu tư nên cẩn thận quan sát những diễn biến kinh tế trong nước và thế giới trong thời gian tới.
Hạn chế mua đuổi
CTCK Asean (Aseansc): Phiên giao dịch 13/03, mặc dù có lúc tăng hơn 8 điểm, tuy nhiên, áp lực chốt lời đã làm chỉ số VN-Index thu hẹp đáng kể đà tăng. Trong đó, VHM, VCB, SAB, TCB, VRE, CTG, HPG và VPB là những mã vốn hóa lớn tăng giá, bù đắp cho sự suy yếu của VIC, VNM, GAS, VJC và NVL.
Kết thúc phiên giao dịch 13/03, chỉ số VN-Index tăng 4.09 điểm (tương ứng tăng 0.41%), đóng cửa ở mức 1,005.41 điểm. Thanh khoản HOSE ở mức gần 230 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 5,100 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng giá (169 mã tăng/127 mã giảm). Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 128 tỷ đồng trên HOSE.
Về kỹ thuật, đồ thị VN-Index xuất hiện cây nến xanh dạng ‘shooting star’ tại vùng kháng cự 1,000-1,010 đây là mức khá tiêu cực. Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ gần 990-1,000, bao gồm MA(5) và fibonacci 38.2%, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 970-980. Trong kịch bản tích cực, chỉ số cho phản ứng phục hồi trở lại thì vùng 1,010-1,020 sẽ đóng vai trò là vùng kháng cự gần, đồng thời là vùng giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.
Aseansc khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế mua đuổi trong giai đoạn này, xem xét giảm tỷ trọng ở những phiên tăng điểm mạnh. Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức Kelly: 30% cash/70% stocks.
Có thể cân nhắc giải ngân?
CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Thị trường kết phiên 13/03 với mức tăng nhẹ trước áp lực bán tăng dần về cuối phiên. VN-Index chính thức xác nhận vượt được kháng cự quan trọng 1,000-1,005 điểm (trendline nối đỉnh tháng 6 và tháng 10/2018) và cũng có sự retest thành công trong phiên 13/03.
VN30 tiếp tục diễn biến tích cực khi tăng tốt trong phiên 13/03 và target sắp tới của chỉ số này sẽ là ngưỡng 950 điểm (trendline nối vùng đỉnh tháng 6 và tháng 10/2018). VN-Index đang là chỉ số có diễn biến tích cực nhất thị trường sau khi vượt thành công kháng cự quan trọng và mục tiêu trong thời gian tới lần lượt là các ngưỡng 1,025 điểm và 1,040 điểm. Tuy nhiên, những rung lắc trong quá trình đi lên là điều tất yếu nhưng những nhịp điều chỉnh có thể là cơ hội giải ngân thêm cho nhà đầu tư.
Theo SHS dự báo, trong phiên giao dịch 14/03, xu hướng chính của VN-Index vẫn tăng điểm nhưng những nhịp rung lắc sẽ tiếp tục với hỗ trợ gần nhất trong khoảng 1,000-1,005 điểm (trendline nối đỉnh tháng 6 và tháng 10/2018). Nhà đầu tư đang có cổ phiếu tiếp tục nắm giữ để tận dụng đà tăng của thị trường và có thể cân nhắc giải ngân thêm trong các nhịp điều chỉnh của chỉ số.
Giảm tỷ trọng đầu tư
CTCK KB Việt Nam (KBSV): Thanh khoản tiếp tục tăng mạnh trên nhóm ngân hàng với đà tăng điểm bị thu hẹp về cuối phiên 13/03. Hiệu ứng tích cực của nhóm ngân hàng đã không còn lan rộng như phiên trước trong khi làn sóng phân hoá phát triển mạnh.
Theo KBSV, dấu hiệu phân phối ngắn hạn đã xuất hiện trên một số cổ phiếu vốn hoá lớn. Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng các phiên tăng điểm, khi VN-Index tiếp cận (hoặc trong kịch bản tích cực sẽ vượt) ngưỡng mục tiêu quanh 1,025 điểm để bán giảm tỷ trọng tổng đồng thời dần đóng các vị thế ngắn hạn đã mua trong các phiên điều chỉnh trước.
Cẩn trọng quan sát diễn biến thị trường
CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Chỉ số VN-Index trong phiên sáng 13/03 tăng điểm do lực mua lớn tập trung ở nhóm cổ phiếu bất động sản và ngân hàng như VHM, VRE, CTG, TCB và VIC. Trong phiên chiều 13/03, đà tăng giảm, bởi lực mua giảm ở nhóm cổ phiếu này cùng với đó là sự quay đầu giảm điểm của VIC. Khối ngoại mua ròng và thanh khoản tăng nhẹ so với phiên 12/03.
Theo quan điểm của BSI, thị trường có 1 phiên tăng điểm nhẹ nhưng khá tích cực khi vẫn giữ được trên mốc 1,000 điểm dù cho một số thị trường chứng khoán lớn ở châu Á nhuộm sắc đỏ sau thất bại về cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit. Nhà đầu tư có thể mở vị thế ở những mã cổ phiếu có cơ bản tốt và cẩn thận quan sát những diễn biến kinh tế trong nước và thế giới trong thời gian tới.
Minh Nhật