Bài viết này xem xét danh mục đầu tiên trong Top 100 của thị trường tiền điện tử, mô tả nét đặc trưng của tiền điện tử với tiện ích cốt lõi (trường hợp sử dụng) là phương tiện trao đổi. Những đồng coin này là định nghĩa thuần túy nhất của tiền điện tử.
Dưới đây là các đồng tiền điện tử thuộc về danh mục đầu tiên, có chức năng như tiền tệ:
Bitcoin (BTC)
Đồng tiền điện tử mã nguồn mở, phân quyền đầu tiên và lớn nhất đã khởi động hệ sinh thái tiền điện tử mà chúng ta thấy hiện nay. Với việc áp dụng và sử dụng ngày càng tăng, Bitcoin hiện đang đối mặt với vấn đề chủ yếu liên quan đến khả năng mở rộng. Việc triển khai Lightning Network sắp tới có vẻ đầy hứa hẹn và có thể làm giảm bớt các mối lo ngại về khả năng mở rộng, đồng thời cũng giải quyết được mức tiêu thụ năng lượng cao của nó.
Ripple (XRP)
Một loại tiền tệ khá tập trung có thể trở nên rất thành công do sự gắn bó chặt chẽ của nó với các ngân hàng và các khoản thanh toán xuyên biên giới cho các định chế tài chính; các ngân hàng và công ty như Western Union và Moneygram (những người mà họ hiện đang hợp tác) là khách hàng. Để phù hợp với tính đặc trưng của tiền điện tử, Ripple dường như đang lên kế hoạch làm cho nó trở nên phi tập trung hơn. Ripple có khả năng hỗ trợ một lượng lớn các Giao dịch tối đa mỗi giây (TPS) do thuật toán Proof-of-Correctness của nó.
Monero (XMR)
Loại tiền tệ phân quyền, được tài trợ bởi cộng đồng hoạt động hoàn toàn vì mục đích riêng tư và ẩn danh. Do bản chất không thể theo dõi được của nó, Monero thực sự mang tính chất có thể thay thế được và là đồng tiền hoàn hảo đối với bất cứ ai muốn thực hiện quyền tự chủ tự nhiên của họ cho sự riêng tư tuyệt đối.
Bitcoin Cash (BCH)
Đây là một đồng tiền điện tử fork từ Bitcoin. Sự khác biệt chính của Bitcoin Cash là nó có kích thước khối lớn hơn gấp 8 lần so với Bitcoin ban đầu, làm cho nó có khả năng mở rộng gấp 8 lần. Gần đây, Bitcoin Cash đã tăng giới hạn khối lên 32MB, qua đó hỗ trợ một số lượng giao dịch lớn hơn. Điều này giúp cho Bitcoin Cash trở thành phiên bản Bitcoin nhanh hơn và rẻ hơn nhiều. Cũng có sự phân chia mạnh mẽ giữa những người ủng hộ Bitcoin (Core) và Bitcoin Cash.
Những người phản đối việc tăng giới hạn kích thước khối lập luận rằng giải pháp này không mang tính sáng tạo, chỉ giải quyết vấn đề một cách tạm thời và gây tổn hại đến sự phân quyền do tăng chi phí tham gia. Để du trì sự phân quyền, những yêu cầu từ hệ thống đối với việc tham gia phải được giữ ở mức thấp. Hãy xem xét một ví dụ cực đoan: các khối rất lớn (1GB+) sẽ yêu cầu những tài nguyên “trung tâm dữ liệu” để xác thực Blockchain. Điều này sẽ ngăn cản tất cả mọi người, trừ những cá nhân giàu có tham gia vào.
Litecoin (LTC)
Litecoin cũng là bản fork thứ hai của Bitcoin được tích hợp với một phiên bản khác của thuật toán đào Proof-of-Work. Ngoài ra, Litecoin có nguồn cung lớn hơn (84 triệu, trong khi Bitcoin là 21 triệu) và thời gian để thực hiện một khối trung bình là 2,5 phút (so với Bitcoin là 10 phút). Điều này giúp gửi Litecoin nhanh hơn nhiều so với gửi Bitcoin.
Dash (DASH)
Dash (Digital Cash) ban đầu fork từ Litecoin v0.8.6.2, mà chính Litecoin lại là một bản fork của Bitcoin. Do đó, Dash và BTC có rất nhiều điểm cốt lõi giống nhau. Song, Dash tập trung vào sự thân thiện với người dùng; nó có thể xử lý các giao dịch với tốc độ tương đối nhanh hơn (trong vòng vài giây), đòi hỏi mức phí thấp và sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of Service. Một tính năng độc đáo của Dash, đó là nó có một mạng lưới khuyến khích hai tầng: tầng đầu tiên bao gồm các thợ đào và người sử dụng thông thường, trong khi tầng thứ hai bao gồm các Masternode.
Họ hiện đang xây dựng một hệ thống gọi là Evolution, cho phép gửi tiền bằng cách sử dụng tên người dùng đơn giản. Có thể nói rằng, Dash đang cố gắng trở thành một PayPal của tiền điện tử. Hiện tồn tại một sự đánh đổi cơ bản đối với tất cả các đồng tiền điện tử; chúng phải chọn hai trong số 3 đặc điểm: phân quyền, tốc độ và khả năng mở rộng. Với Masternode, Dash đã chọn tốc độ và khả năng mở rộng.
IOTA (MIOTA)
IOTA thường được nhắc đến như một Blockchain thế hệ thứ 3 được hỗ trợ bởi một công nghệ mới có tên là Tangle. Tangle là một công nghệ sổ cái phân quyền (DLT) cho phép khả năng mở rộng cao, không mất phí và giao dịch tức thời. IOTA đặt mục tiêu trở thành lớp kết nối giữa tất cả 80 tỷ thiết bị IOT được dự kiến sẽ kết nối với Internet vào năm 2025, có thể tạo ra 80 tỷ giao dịch mỗi giây hoặc 800 tỷ TPS. Tuy nhiên, điều này sẽ có khả năng đạt được chỉ khi Tangle có thể theo kịp với tốc độ mở rộng của mình và tìm ra giải pháp cho các vấn đề bảo mật chưa được giải quyết hoàn toàn.
Nano (NANO)
Cũng giống như IOTA, Nano được xem như là một Blockchain thế hệ thứ 3 được gọi là Block Lattice, với nét nổi bật là khả năng mở rộng cao, không có phí và giao dịch tức thời. Nhưng không giống như IOTA, Nano chỉ muốn trở thành một bộ xử lý thanh toán, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Với Nano, mỗi người dùng có Blockchain riêng của họ và phải thực hiện một lượng tính toán nhỏ cho mỗi giao dịch, điều này giúp Nano đạt hiệu suất ở mức 300 TPS với ít vấn đề. Trên thực tế, 7.000 TPS cũng đã được thử nghiệm thành công. Nano có vẻ là một công nghệ thế hệ thứ 3 đầy hứa hẹn khi tập trung mạnh vào việc trở thành loại tiền tệ nhanh nhất chứ không phải cố gắng để trở thành tất cả mọi thứ.
Decred (DCR)
Khi các hoạt động khai thác ngày càng phát triển, quá trình ra quyết định của Bitcoin đã trở nên tập trung hơn, với các công ty khai thác lớn nhất nắm giữ một lượng lớn sức mạnh tính toán. Trong khi, Decred tập trung rất nhiều vào tính phân quyền với hệ thống quản trị lai Proof-of-Work/Proof-of-Stake để trở nên thích hợp với những gì Bitcoin đã được thiết lập. Họ sẽ sớm triển khai Lightning Network để mở rộng quy mô.
Aeternity (AE)
Như chúng ta đã thấy gần đây, thật khó để mở rộng việc thực hiện các hợp đồng thông minh trên Blockchain. Crypto Kitties là một ví dụ điển hình; một cái gì đó đơn giản như việc tạo ra và giao dịch các tài sản độc nhất trên Ethereum đã ngăn chặn mạng lưới phát triển khi khối lượng giao dịch tăng vọt. Ethereum và Zilliqa sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này với Sharding. Còn Aeternity tập trung vào việc tăng khả năng mở rộng của các hợp đồng thông minh và các ứng dụng phân quyền (dApp) bằng cách chuyển các hợp đồng thông minh ra khỏi chuỗi (off-chain). Thay vì chạy kỹ thuật tính toán trên Blockchain, thì các hợp đồng thông minh trên Aeternity chạy trong các kênh state channel riêng giữa các bên tham gia vào hợp đồng.
State channel là các “tuyến đường huyết mạch” giữa các bên trong hợp đồng thông minh. Chúng không liên quan đến Blockchain trừ khi có nhu cầu phân xử hoặc chuyển nhượng giá trị. Vì nằm ngoài Blockchain nên các hợp đồng trên state channel có thể hoạt động hiệu quả hơn nhiều. Chúng không cần phải trả tiền cho mỗi lần tính toán và cũng có thể hoạt động với sự riêng tư nhiều hơn. Một khía cạnh quan trọng trong phát triển dApp và hợp đồng thông minh là tiếp cận được các nguồn dữ liệu bên ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn có thể kiểm tra thời tiết ở London, tỷ số của một trận bóng đá, hoặc giá vàng. Hệ thống xử lý dữ liệu Oracles cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu được lưu trữ bên ngoài Blockchain. Trong nhiều dự án Blockchain, Oracles tượng trưng cho một rủi ro bảo mật và điểm tiềm ẩn thất bại, vì chúng có xu hướng là các luồng dữ liệu đơn lẻ, tập trung.
Aeternity đề xuất phân cấp Oracles với “máy oracle” (oracle machine) của họ. Như vậy sẽ làm cho dữ liệu bên ngoài không biến đổi và không thể thay đổi được một khi đạt đến Aeternity Blockchain. Tất nhiên, nguồn dữ liệu vẫn có thể bị tấn công và Aeternity thực hiện một thị trường giao dịch các hợp đồng tiên đoán, tại đây người dùng có thể đặt cược vào tính chính xác và trung thực của dữ liệu đến từ các Oracles khác nhau. Mạng lưới của Aeternity vận hành dựa trên cả proof of work và proof of stake.
Bitcoin Atom (BCA)
Bitcoin Atom là một bản fork từ Bitcoin cho phép tích hợp các hoán đổi nguyên tử (atomic swap – hoán đổi tiền điện tử mà không cần đến các sàn giao dịch) và Lightning Network (giải pháp khả năng mở rộng bằng cách sử dụng các kênh off-chain) được hỗ trợ bởi thuật toán đồng thuận lai Proof-of-Work/Proof-of-Stake. Bitcoin Atom có vẻ là bản sao Bitcoin duy nhất đang thực sự tìm cách cải tiến với công nghệ mới nhất, bên cạnh Bitcoin Cash.
Dogecoin (DOGE)
Ra mắt vào cuối năm 2013, ban đầu Dogecoin xuất hiện như một “trò đùa”, nó được lấy cảm hứng từ một meme thịnh hành trên internet, đó là chú chó shiba inu – được thể hiện rõ trên logo của đồng tiền này. Tuy nhiên, Dogecoin ngay lập tức để lại được nhiều dấu ấn và nhanh chóng xây dựng được một cộng đồng được mệnh danh là đáng yêu nhất trong thế giới tiền điện tử. Dogecoin là đồng tiền kỹ thuật số được phát triển trên nền tảng của Litecoin và ứng dụng chính của nó là một loại tiền boa cho hệ sinh thái tiền điện tử. Hiện tại Dogecoin có ít ứng dụng thương mại.
Bitcoin Gold (BTG)
Bitcoin Gold là một phiên bản pre-mined (tạm dịch: đào trước) của Bitcoin mà mục đích của nhà phát triển tạo ra nó là mong muốn xoá bỏ vai trò độc quyền của chip ASIC hiện nay đang được sử dụng để đào Bitcoin, Bitcoin Cash và nhiều loại tiền điện tử khác. Với Bitcoin Gold, bất cứ ai cũng có thể đào coin bằng các thiết bị bình thường như GPU, tạo môi trường công bằng, phù hợp với phát minh về Bitcoin của Satoshi Nakamoto.Tuy nhiên, Bitcoin Gold đã bị tấn công 51% vào tháng 05/2018, qua đó ảnh hưởng đáng kể đến dự án.
Digibyte (DGB)
Blockchain Proof-of-Stake của Digibyte trải rộng trên hàng trăm và hàng nghìn máy chủ, điện thoại, máy tính và các node trên toàn cầu, nhằm đạt được mức độ phân quyền tối ưu. Tổng cộng có 5 thuật toán khai thác được DigiByte sử dụng bảo mật và nâng cấp hơn để ngăn chặn việc khai thác tập trung khi so sánh với những thuật toán Blockchain đơn lẻ. Với việc điều chỉnh độ khó giúp bảo vệ Blockchain khỏi những cuộc tấn công mã độc, bằng cách tạo ra và áp dụng DigiSheld và MultiShield, DigiByte đã thiết lập được sự ổn định độ khó tiến bộ hơn bất kì Blockchain nào trên thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, sự chấp nhận đối với DigiByte trong 4 năm qua có vẻ vẫn chậm. Nó vẫn là một loại tiền tệ tương đối ít người biết đến so với các đối thủ cạnh tranh của nó. Không có nhiều thông tin kỹ thuật về những gì mà đội ngũ phát triển đã lên kế hoạch cho tương lai. Digibyte tương tự như Bitcoin, nhưng có thời gian xử lý một khối ngắn hơn và sử dụng thuật toán đa đồng thuận.
Bitcoin Diamond (BCD)
Bitcoin Diamond dường như là một bản sao giống y nguyên bản của Bitcoin, với sự khác biệt chủ yếu là nguồn cung của nó lớn gấp 10 lần. Bitcoin Diamond cũng đang tìm cách giải quyết việc thiếu bảo vệ quyền riêng tư của Bitcoin và thời gian giao dịch chậm. Một điều gây tranh cãi là Bitcoin Diamond hiện nay được kiểm soát bởi một đội ngũ phát triển ẩn danh (và do đó không đáng tin cậy). Đã có rất ít sự ủng hộ đối với Bitcoin Diamond.
Trên đây là bài viết “Danh mục thị trường tiền điện tử: Đồng coin thuần tuý” mà CafeBitcoin gửi đến độc giả. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!
- Cập nhật tin tức nhanh chóng tại CafeBitcoin!
- Tham gia Chatbox Cafebitcoin tại: https://t.me/cafebitcoinvn1
The post Danh mục thị trường tiền điện tử: Đồng coin thuần tuý appeared first on Cafebitcoin.info.