Theo Dong Hai
Investing.com - Việt Nam đã đáp ứng được 7/12 chỉ tiêu chủ yếu được đưa ra trong năm 2021. Với nền kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81% được kiểm soát tốt và bình quân năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,84% so với năm trước. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 2,58%, trong đó quý 4 tăng mạnh, đạt 5,22% sau khi giảm mạnh vào quý 3 (giảm 6,02%). Bội chi ngân sách dưới 4%, thấp hơn so với dự toán Quốc hội quyết định (4% GDP).
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6%, cao nhất từ trước đến nay, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt trên 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020.
Về xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản… Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam có sự bứt phá ngoạn mục 6 năm liên tiếp. Năm 2021, mức thặng dư xuất, nhập khẩu đạt trên 4 tỷ USD.
Năm 2021, cung cầu hàng hóa, chuỗi cung ứng trong và ngoài nước được đảm bảo, duy trì ổn định. Cùng với đó, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) có mức tăng trưởng cao, tăng 9,2%. Vốn FDI tăng mạnh thêm trên 40%.
Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Ngoài ram xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cao kỷ lục, đạt trên 48,6 tỷ USD. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế, giúp đảm bảo an ninh năng lượng, tăng 6,37% so với năm 2021. Ngành thương mại, dịch vụ có dấu hiệu phục hồi tích cực trong quý 4, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 28,1%.
Nhiều mặt hàng nông sản đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, đạt gần 49 tỷ USD. Gần đây hàng nông sản xuất sang châu Âu ngày càng nhiều.