Việt Nam nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá bao nhiêu?

Ngày đăng 15:15 02/11/2020
Việt Nam nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá bao nhiêu?

Vietstock - Việt Nam nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá bao nhiêu?

Sau khi tổ chức phiên giải trình “thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” hôm 7.9, ngày 30.10, Uỷ ban Kinh tế đã có báo cáo gửi Quốc hội về kết quả.

Việt Nam đang nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào. Ảnh: Hoàng Sơn

Việt Nam đang nhập khẩu khoảng 2% công suất điện

Về tổng thể, Uỷ ban Kinh tế cho rằng, ngành điện đã đạt được những kết quả đáng kể, trong đó nổi bật là bảo đảm an ninh cung ứng điện; cơ cấu nguồn điện đa dạng; lưới điện được đầu tư lớn; 100% số xã và 99,5% các hộ dân được sử dụng điện và chỉ số tiếp cận điện năng có bước tiến vượt bậc (chỉ trong vòng 5 năm đã cải thiện thứ hạng được 129 bậc, từ vị trí 156/189 quốc gia vào năm 2013, lên vị trí 27/190 vào năm 2018).

Tổn thất điện năng cũng đã giảm đáng kể, từ 10,15% vào năm 2010 xuống 6,5% vào năm 2019, vượt trước 1 năm so với lộ trình.

Một kết quả đạt được khác cũng được Ủy ban Kinh tế nhắc đến là ngành điện đã đa dạng hóa các hình thức điện nhập khẩu.

Hiện tại, Việt Nam đang nhập khẩu điện từ Lào với tổng công suất khoảng 572 MW, từ Trung Quốc với tổng công suất trên 450 MW.

Tổng công suất nhập khẩu chiếm gần 2% tổng công suất của toàn hệ thống điện (hiện công suất đặt toàn hệ thống của Việt Nam là 55.880 MW).

Theo báo cáo của Uỷ ban Kinh tế, giá mua điện bình quân từ Trung Quốc hiện là 1.281 đồng/kWh, Lào là 1.368 đồng/kWh, đều rẻ hơn giá mua điện bình quân trong nước (1.486 đồng/kWh).

Đầu tư cho điện sụt giảm, Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu điện

Tuy nhiên, phần tồn tại, hạn chế vẫn được Uỷ ban Kinh tế đề cập đến trong khoảng 5/11 trang báo cáo, khi nhiều năm gần đây, các vấn đề xung quanh điện vẫn gây bức xúc trong dư luận.

Uỷ ban Kinh tế cho rằng, việc xây dựng cơ chế, ban hành chính sách còn chưa đồng bộ với quy hoạch, điển hình là các dự án điện mặt trời, trong nhiều năm không phát triển nhưng khi có chính sách giá khuyến khích năng lượng tái tạo thì chỉ trong thời gian ngắn đã “bùng nổ”, vượt đến hơn 600% quy hoạch (quy hoạch đến 2020 là 850 MW, thực tế đến tháng 8.2020 đạt được 5.245 MW, gấp hơn 600%).

Ngược lại với sự ồ ạt đầu tư vào điện mặt trời thì chính sách lại chưa rõ ràng, ổn định để thu hút nhà đầu tư theo vùng, miền, tạo sự cân bằng trong hệ thống nguồn, lưới điện; chưa khuyến khích việc đầu tư các dự án áp dụng khoa học, công nghệ cao, ít tiêu tốn điện năng.

Chính sách về giá điện có thời điểm chưa đủ hấp dẫn để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành điện.

Không chỉ việc lập quy hoạch điện có vấn đề, mà việc thực hiện quy hoạch cũng có nhiều điều cần bàn, khi Việt Nam đang có nguy cơ thiếu điện.

Từ 2016 trở lại đây, đầu tư cho ngành điện nói riêng và năng lượng khác (than và dầu khí) đã có sự chững lại, trong khi tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn, nhu cầu điện nhiều hơn.

Nếu như giai đoạn 2011 - 2015, tăng trưởng đầu tư vào điện là 13%/năm, đến giai đoạn 2016 - 2020 đã tụt xuống 8%/năm, chưa kể do các dự án chậm tiến độ nhiều, nên tổng công suất các dự án nguồn điện có thể đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016 - 2020 chỉ đạt gần 72% quy hoạch.

Uỷ ban Kinh tế cũng chỉ ra việc Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào việc nhập khẩu nhiên liệu phục vụ sản xuất điện.

Giá điện “chậm thay đổi, thiếu đột phá”

Giá điện - vấn đế “dân sinh” gây tranh cãi nhiều nhất, cũng được cho là “chậm thay đổi, thiếu đột phá, chưa đáp ứng yêu cầu”.

Theo Uỷ ban Kinh tế, hiện nay, Việt Nam chưa có giá điện hai thành phần, giá mua điện theo miền, theo khu vực, để đưa ra định hướng đầu tư và phát triển phụ tải.

Trong quá trình điều hành, cơ quan chức năng chưa thực hiện được đầy đủ việc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường do ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô ở một số thời điểm nên còn treo một số khoản chi phí (các khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các năm trước); giá bán lẻ điện chưa thu hút được đầu tư; cơ cấu biểu giá bán lẻ điện thực hiện theo luật Điện lực còn duy trì bù chéo giữa khách hàng sản xuất với khách hàng sinh hoạt, thương mại.

Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện được xây dựng từ năm 2014 nên chưa phù hợp với thực tế tiêu thụ điện của các nhóm khách hàng.

Giá điện từ nguồn năng lượng tái tạo hiện cao hơn so với nguồn điện từ nguồn năng lượng truyền thống (nhiệt điện, thủy điện lớn… nên chi phí bù giá cho năng lượng tái tạo đang được hòa chung với chi phí của ngành điện, chưa tách rõ ràng trong hóa đơn tiền điện.

Khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng lên thì thành phần bù giá sẽ ngày càng tăng và ảnh hưởng lớn đến chi phí giá thành ngành điện.

Vũ Hân

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.