💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

VCCI đề xuất hai nhóm giải pháp phục hồi doanh nghiệp, nền kinh tế trong Covid-19

Ngày đăng 16:38 13/07/2021
VCCI đề xuất hai nhóm giải pháp phục hồi doanh nghiệp, nền kinh tế trong Covid-19
HCM
-

Vietstock - VCCI đề xuất hai nhóm giải pháp phục hồi doanh nghiệp, nền kinh tế trong Covid-19

Đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục có những tác động nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian tới, do vậy cần có những chính sách mang tính dài hạn hơn. Chính phủ cần ban hành các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và mở rộng đầu tư kinh doanh cho giai đoạn mới 2021-2025...

Du lịch, bất động sản chịu tác động tiêu cực của Covid-19

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có đề xuất chính sách, giải pháp phục vụ xây dựng Đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tình hình hiện tại. 

VỪA CHỐNG DỊCH, VỪA SẢN XUẤT HIỆU QUẢ

Theo đó, 2 nhóm giải pháp mà VCCI đề xuất bao gồm: giải pháp có thể ban hành, thực hiện ngay và giải pháp dài hạn.

Về giải pháp thực hiện ngay lúc này, VCCI đề xuất, cần hoàn thiện quy định pháp luật về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo sản xuất liên tục. Do tình hình mới của dịch Covid-19, Việt Nam cần chuyển mạnh sang giai đoạn mới vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa sản xuất liên tục an toàn.

VCCI đề nghị nhanh chóng ban hành quy định pháp luật một cách thống nhất dựa trên thực tiễn triển khai Chỉ thị 15, 16 và 19 cũng như các biện pháp phòng chống dịch khác với tiêu chí đánh giá cụ thể theo mức độ rủi ro của tình hình dịch để tạo thuận lợi cho chính quyền các địa phương trong việc áp dụng cũng như phối hợp với các địa phương khác.

Việc hệ thống hoá và quy định chi tiết các biện pháp áp dụng như trên cũng cũng giúp cộng đồng doanh nghiệp có thể chủ động lên phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, từ đó giảm thiểu rủi ro về đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất.

Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn do bị phát sinh thêm chi phí phòng ngừa dịch Covid-19 cũng như sụt giảm dòng tiền, thị trường bị thu hẹp. Đồng thời cũng đang đứng trước áp lực của việc gia tăng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh do việc áp dụng một số quy định mới. Do đó, rà soát và giãn thời gian áp dụng một số quy định gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Các bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được các gói hỗ trợ đã ban hành. Trong đó, cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết và đẩy đủ về các thủ tục, quy trình thực hiện theo hướng đơn giản, dễ thực hiện đối với các doanh nghiệp.

Với những giải pháp căn cơ, VCCI cho rằng, việc ưu tiên thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô và tăng cường kiểm soát dịch Covid-19 là hai mục tiêu trọng tâm trong năm 2021 nhằm tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế và doanh nghiệp tăng trưởng.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, vượt qua được các tác động tiêu cực của dịch Covid-19, VCCI đề xuất ban soạn thảo xây dựng các chính sách tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trụ lại được và có khả năng vượt lên sau dịch Covid-19, đặc biệt về đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh mới.

Việc này sẽ giúp doanh nghiệp và nền kinh tế sớm vươn lên phục hồi tăng trưởng và đi vào giai đoạn phát triển mới cao hơn. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp tìm cơ hội mới trong bối cảnh mới.

THIỆT HẠI KINH TẾ RẤT TO LỚN

Làn sóng thứ 4 của dịch Covid-19 từ ngày 27/4 đến nay đã nhanh chóng lan rộng tới các tỉnh, thành phố, trong đó có cả các trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước như TP.HCM (HM:HCM) và Hà Nội, khiến nhiều hoạt động kinh tế bị đình đốn.

Tính toán nhanh từ các Hiệp hội ngành hàng cho thấy, sản lượng hàng hóa của các khu vực trọng điểm công nghiệp phía Bắc, cụ thể là tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc có thể sụt giảm tầm 50% do ảnh hưởng của dịch bệnh,… kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng giá trị của các chuỗi vận tải, logistics, xuất khẩu...

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch, hàng không tiếp tục bị “đóng băng” gần như mọi hoạt động, kéo theo hơn 2 triệu lao động ngành này bị mất việc làm hoặc cắt giảm mạnh lượng công việc. Thiệt hại kinh tế mỗi ngày do giãn cách, cách ly là rất to lớn. Nếu các doanh nghiệp bị dừng hoạt động quá lâu, không tránh khỏi làn sóng phá sản doanh nghiệp sẽ xuất hiện tại Việt Nam.

Đặc biệt, với các doanh nghiệp FDI, nếu bị thiệt hại quá nhiều do dừng sản xuất, nhiều doanh nghiệp sẽ buộc phải rút khỏi thị trường. Trường hợp đó sẽ dẫn tới đình đốn ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam, kéo theo đó là giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ sụt giảm đáng kể, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới thu ngân sách nhà nước. Những vấn đề về thất nghiệp, gánh nặng chi an sinh xã hội của Nhà nước sẽ gia tăng đáng kể.

Trước đó 4 tháng, một khảo sát của VCCI phối hợp với Ngân hàng Thế giới công bố ngày 12/3 đã cho thấy mức độ khó khăn là chưa từng thấy mà cộng đồng doanh nghiệp đang gặp phải do tác động của dịch Covid-19.

Có tới 87,2% doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”. Bên cạnh những lĩnh vực chịu tác động thấy rõ như du lịch, lưu trú, nhà hàng, doanh nghiệp tư nhân trong một số ngành có tỷ lệ chịu tác động tiêu cực cao bởi dịch là may mặc (97%), thông tin truyền thông (96%) và sản xuất thiết bị điện (94%).

Hơn nữa, thị trường nội địa bị thu hẹp và các chuỗi cung ứng bị gián đoạn là những khó khăn lớn nhất các doanh nghiệp gặp phải. Với khối doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp FDI thách thức lớn nhất đến từ việc tiếp cận thị trường, dẫn tới dòng tiền của doanh nghiệp sụt giảm, gián đoạn chuỗi cung ứng…

Theo dự báo, đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục có những tác động nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian tới, do vậy cần có những chính sách mang tính dài hạn hơn.

Do vậy, VCCI đề xuất Chính phủ cần ban hành các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và mở rộng đầu tư kinh doanh cho giai đoạn mới 2021-2025. Các Quỹ Phát triển doanh  nghiệp nhỏ và vừa và Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh  nghiệp nhỏ và vừa cần nghiên cứu việc có những chính sách hỗ trợ doanh  nghiệp nhỏ và vừa linh hoạt hơn.

Vũ Khuê

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.