Tỷ giá USD cách đỉnh năm 2022 không còn xa, chuyên gia đánh giá NHNN nắm trong tay nhiều công cụ hơn Tài chính Ngân hàngTỷ giá liên tục phá đỉnh, NHNN có kịch bản hành động nào?Linh Nhi • {Ngày xuất bản}Tỷ giá USD cách đỉnh năm 2022 không còn xa, chuyên gia đánh giá NHNN nắm trong tay nhiều công cụ hơn
Sau hơn 1 tháng kể từ khi Ngân hàng Nhà nước có động thái can thiệp vào thanh khoản của thị trường liên ngân hàng thông qua hoạt động phát hành tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, lãi suất VND (HM:VND) trên thị trường liên ngân hàng đã tăng mạnh và đang tiệm cận dần với mức lãi suất huy động thị trường 1.
Theo đó, tỷ giá VND/USD đã tăng mạnh trong thời gian qua, giá bán USD tại Vietcombank (HM:VCB) đạt 24.735 đồng tại ngày 24/10, tăng 4,24% so với hồi đầu năm và tăng 1,12% so với tháng trước. Tỷ giá VND/USD hiện chỉ còn cách đỉnh 24.888 đồng của năm 2022.
Tỷ giá USD/VND từ đầu năm tới nay. |
Các chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán ACB (HM:ACB) (ACBS) cho rằng, thực trạng hiện tại đang là một điểm cân bằng mới, tuy nhiên khá mong manh. “Bất kỳ một sự biến động tăng nào của một trong hai yếu tố tỷ giá và lãi suất, cũng có thể dẫn tới kịch bản hành động mới của Ngân hàng Nhà nước”, chuyên gia công ty chứng khoán này nhận định.
Áp lực tỷ giá hiện đang đến từ 2 yếu tố chính: tình trạng chênh lệch lãi suất USD và VND kéo dài từ Tháng 5/2023 và sự tăng giá của chỉ số đồng đô la (DXY).
Hiện nay, USD Index cũng còn cách vùng đỉnh kỷ lục không xa khi đang ở mức 106 điểm, tăng 2,6% so với cuối năm 2022, đóng góp chính vào mức tăng của tỷ giá.
Mặc dù rủi ro với tỷ giá và lãi suất là có, song ACBS cho rằng, Ngân hàng Nhà nước vẫn còn đủ các công cụ để duy trì tình trạng ổn định của tỷ giá và lãi suất. Đó là nguồn cung tương đối dồi dào từ các hoạt động xuất nhập khẩu, FDI, FII và kiều hối. Trong khi đó, áp lực trả nợ nước ngoài không tăng đột biến.
Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thặng dư 21,6 tỷ USD, dịch vụ thâm hụt 6,7 tỷ USD, vốn FDI giải ngân 15,9 tỷ USD, lượng kiều hối 9-10 tỷ USD.
Theo chuyên gia phân tích, Ngân hàng Nhà nước sẽ có 2 giải pháp trong ngắn hạn.
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước sẽ để số dư tín phiếu đáo hạn và dòng tiền quay trở lại thị trường liên ngân hàng. Từ đó, thanh khoản và lãi suất thị trường liên ngân hàng hạ nhiệt. Mục đích cuối cùng đó là lãi suất liên ngân hàng ở mức cao, gần với mức lãi suất huy động thị trường 1 các kỳ hạn 1-3 tháng, nhưng không tạo ra cuộc đua tăng lãi suất trên thị trường 1.
Thứ hai, trong trường hợp công cụ điều tiết thanh khoản thông qua tín phiếu không phát huy tác dụng, tỷ giá vẫn tăng nóng, và lãi suất vẫn ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét sử dụng phương án bán kỳ hạn USD kỳ hạn 3-6 tháng và cho phép các ngân hàng hủy ngang.
Các giải pháp trên đây có thể linh hoạt phối hợp và sẽ phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống cũng như cung cầu USD trong quý 4 này. Trong trường hợp tăng trưởng tín dụng có thể bứt phá lên vào quý cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước thậm chí có thể xem xét tới việc bổ sung thanh khoản thông qua kênh OMO.
Tỷ giá nhảy múa, nhóm doanh nghiệp nào được lợi và bất lợi?