Thủ tướng: 'Dịch đã được kiểm soát, từng bước chuyển trạng thái mới'

Ngày đăng 01:04 18/10/2021
Thủ tướng: 'Dịch đã được kiểm soát, từng bước chuyển trạng thái mới'

Vietstock - Thủ tướng: 'Dịch đã được kiểm soát, từng bước chuyển trạng thái mới'

Nhận định dịch đã được kiểm soát trên toàn quốc, Thủ tướng khẳng định nước ta có cơ sở để tự tin thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả Covid-19.

Chỉ đạo trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi kết luận cuộc họp trực tuyến toàn quốc với các địa phương về những kết quả bước đầu của công tác phòng, chống dịch trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), diễn ra sáng 17/10.

Chung nhận định với các đại biểu, người đứng đầu Chính phủ cho rằng tình hình dịch đã được kiểm soát, Việt Nam đang từng bước chuyển sang trạng thái mới.

Khẩn trương mở cửa trường học

Theo lãnh đạo Chính phủ, đợt dịch thứ 4 gây hậu quả rất nghiêm trọng cả về kinh tế - xã hội, đời sống và sức khỏe nhân dân. Vì vậy, các nhiệm vụ, giải pháp tới đây phải rất toàn diện, hiệu quả và kịp thời để vừa khắc phục những hậu quả của đại dịch, phòng chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chúng ta có cơ sở để tự tin thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh. Ảnh: VGP.

"Nhiều việc không có tiền lệ phải quyết định trong thời gian rất ngắn, bối cảnh khó khăn, bàn bạc tạo đồng thuận, báo cáo cấp có thẩm quyền”, Thủ tướng chia sẻ về thời gian chống dịch vừa qua. Cụ thể như triển khai hàng trăm trạm y tế lưu động tại TP.HCM, điều động hàng trăm nghìn cán bộ chi viện, lo an sinh xã hội cho hàng triệu người dân trong một thời gian rất gấp rút.

Thủ tướng nêu rõ những kết quả đạt được mới là bước đầu, chặng đường sắp tới còn rất gian nan, nhưng chúng ta có cơ sở khoa học và thực tiễn để tự tin thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phải làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình dịch bệnh, diễn biến của các chủng virus mới. Cùng với đó, khẩn trương xây dựng chương trình tổng thể về phòng chống dịch, có kịch bản, phương án, chuẩn bị nguồn lực con người, cơ sở vật chất, cách vận hành, tổ chức diễn tập chủ động và khẩn trương hoàn thành chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh công tác an sinh xã hội, Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương mở cửa trường học cho học sinh; triển khai một số giải pháp cả trước mắt và lâu dài để chăm sóc các bé mồ côi do dịch bệnh.

Song song với chiến lược vaccine, Thủ tướng lưu ý điều trị vẫn là nhiệm vụ rất quan trọng khi mở cửa trở lại nền kinh tế, do người đã tiêm vaccine vẫn có thể bị nhiễm bệnh dù giảm nguy cơ tăng nặng và tử vong.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tại hội nghị. Ảnh: VGP.

Do đó, để kiểm soát rủi ro, kiểm soát tử vong, Bộ Y tế, các bộ, ngành và địa phương phải chuẩn bị cơ sở, năng lực điều trị theo hướng vừa tập trung để điều trị các ca bệnh nặng, vừa phân cấp, phân tán để người bệnh tiếp cận y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay từ cơ sở.

Trong triển khai thực hiện Nghị quyết 128, Thủ tướng nhắc lại phải nhất quán, thông suốt từ Trung ương xuống địa phương; cấp dưới phải phục tùng cấp trên. "Địa phương tuyệt đối không được ban hành các quy định trái với chỉ đạo của cấp trên. Nếu thực hiện cao hơn, sớm hơn, phải báo cáo cấp trên", Thủ tướng nêu nguyên tắc.

Bước ngoặt quyết định trong phòng, chống dịch

Chia sẻ nhiều khó khăn, thách thức khi đối diện với đợt dịch lần thứ 4, các đại biểu cho rằng trong diễn biến cực kỳ phức tạp của dịch, không có giải pháp hoàn hảo, chỉ có thể chọn giải pháp tối ưu, phù hợp với điều kiện bảo đảm trong từng thời điểm.

Chẳng hạn, việc xét nghiệm thần tốc, nhiều vòng có thể triển khai rất hiệu quả gần đây tại nhiều địa phương, nhưng trong giai đoạn đầu tại TP.HCM, việc này thực hiện rất khó khăn do thiếu kit xét nghiệm. “Thậm chí, đến quần áo bảo hộ cũng thiếu, có thể nói là chúng ta trở tay không kịp”, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chia sẻ.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhìn nhận Việt Nam có thể chủ động hơn trong việc chuyển hướng chiến lược phòng chống dịch. Ảnh: VGP.

Theo ông Nên, bước ngoặt quyết định trong phòng chống dịch là việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 86 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch. Nghị quyết này đã đưa ra các tiêu chí, cột mốc, mục tiêu để buộc cơ quan, địa phương phải tìm cách hành động bằng được. Từ đó, giúp thay đổi cục diện phòng chống dịch, tạo chuyển biến rõ rệt với các giải pháp như tập trung phân loại, điều trị người bệnh từ xa, từ sớm ngay tại cơ sở, điều động thêm nhân lực, tăng cường vật tư, trang thiết bị…

“Lãnh đạo TP.HCM và Thủ tướng, các phó thủ tướng, lãnh đạo các bộ liên tục trao đổi, chia sẻ, kiểm tra, uốn nắn, tạo ra quyết tâm, hết sức đồng bộ, thống nhất, mặc dù nhìn lại thì vẫn còn chỗ này chỗ kia, việc này việc khác cần tiếp tục rút kinh nghiệm”, ông Nên cho hay.

Từ góc độ của cơ quan chuyên môn, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng nhận định trong đợt dịch thứ 4, nhiều biện pháp chuyên môn chưa có tiền lệ, lần đầu được áp dụng trên thực tiễn để đáp ứng với diễn biến mới của dịch bệnh, nhất là đối với sự lây lan nhanh của biến chủng Delta.

Từ kinh nghiệm bước đầu được đúc kết qua thực tiễn phòng, chống dịch, Bộ trưởng Y tế nhìn nhận Việt Nam có thể chủ động hơn trong việc chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch.

Còn theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, chỉ tới khi vaccine về nhiều như trong thời gian qua, chúng ta mới có điều kiện để chuyển dần sang trạng thái mới. Dù vậy, ông lưu ý phải hết sức thận trọng, tránh cực đoan, nóng vội bởi các nghiên cứu cho thấy virus có thể xuất hiện những biến chủng mới nguy hiểm.

Phó thủ tướng đề nghị phải có dự phòng cho những tình huống xấu nhất, thậm chí phải sẵn sàng đối phó với những tình huống xấu hơn theo tinh thần “biến chủng mới thì phải coi như đại dịch mới”.

Hoài Thu

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.